Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hồng Phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
}}
 
'''Lê Hồng Phong''' ([[chữ Hán]]: 黎鴻峰) tên khai sinh là '''Lê Huy Doãn''' ([[1902]] [[Dấu gạch ngang|]] [[1942]]) là một nhà hoạt động [[cách mạng]] [[Việt Nam]]. Ông là [[Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Tổng Bí thư]] thứ hai của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] từ năm [[1935]] đến năm [[1936]]. Vợ ông, [[Nguyễn Thị Minh Khai]], cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu.
 
==Thân thế==
Dòng 42:
Tháng 1 năm [[1924]], ông cùng 10 thanh niên, trong đó có bạn cùng làng là [[Phạm Hồng Thái]], sang [[Thái Lan]], sau đó đi qua [[Quảng Châu]] ([[Trung Quốc]]). Tại đây, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt gặp Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào tổ chức cách mạng [[Tâm Tâm Xã]] (còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn)<ref name="laodong"/>. Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội]].
 
Mùa hè năm 1925, ông cùng [[Lê Hồng Sơn, (nhà cách mạng)|Lê Hồng Sơn]] và Lê Quang Đạt được giới thiệu vào học [[Trường quânQuân sự Hoàng Phố]]. Một năm sau, ông được cử sang học Trường Không quân Quảng Châu. Tại đây, tháng 2 năm [[1926]], được sự giới thiệu của [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]], ông được kết nạp vào [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Tháng 8 năm 1927, ông cùng nhóm thanh niên tình nguyện Việt Nam đang theo học tại Trường Không quân Quảng Châu sang học tiếp tại Trường Không quân Liên Xô.
 
Tuy nhiên, nhờ có sức khoẻkhỏe tốt nên ông là người duy nhất trong nhóm tiếp tục theo học tại Trường Không quân Liên Xô. Từ tháng 10 năm [[1926]] đến tháng 10 năm [[1927]], ông sang học trườngTrường Lý luận Quân sự tại [[Sankt-Peterburg|Leningrad]] ([[Liên Xô]]). Từ tháng 12 năm [[1927]] đến tháng 11 năm [[1928]], ông học trường Không quân số 2 ở [[Borisoglebsk]] (Liên Xô). Từ tháng 12 năm 1928, ông theo học [[trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông]] của [[Quốc tế Cộng sản]] ở [[Moskva]] (Liên Xô) với bí danh '''Litvinov''' (''Литвинов''). Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia [[Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô]] với cấp bậc [[Trung tá]].
 
==Thành lập Ban Chỉ huy Hải ngoại==
Cuối năm [[1931]], với tên là '''Vương Nhật Dân''', ông về [[Trung Quốc]] hoạt động. Bấy giờ, ở trong nước, các tổ chức Cộngcộng sản bị chính quyền thực dân đàn áp dữ dội. Năm [[1932]], theo chỉ thị của [[Đệ Tam Quốc tế|Quốc tế Cộng sản]], ông cùng một số đồng chí tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng trong nước nhằm khôi phục phong trào và thảo chương trình hành động của đảng trong tình hình Đảng bị tổn thất nặng nề trước đó.
 
Tháng 6 năm 1932, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra bản ''Chương trình hành động'' được Quốc tế Cộng sản công nhận. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, [[Tháng ba|tháng 3]] năm [[1934]], tại [[Ma Cao]], Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do ông làm Thư ký (Bí thư). Do tình hình Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt, nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, có nhiệm vụ liên lạc giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và các đảng Cộng sản bạn, tổ chức lại công tác đào tạo cán bộ cho đất nước, ra Tạp chí Bônsơvích - cơ quan lý luận của Trung ương Đảng, tập hợp và phục hồi các cơ sở Đảng, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất.
 
Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm có Lê Hồng Phong, [[Hà Huy Tập]], Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức.
Dòng 88:
==Vinh danh==
 
Tên ông được đặt cho các đường phố ở [[Hà Nội]] (nối Đội Cấn với Điện Biên Phủ và nối [[Tô Hiệu]] với Lê Lợi quận Hà Đông), [[Thành phố Hồ Chí Minh]] (nối Hoàng Dư Khương với Trần Hưng Đạo), Hải Phòng (nối đường Đà Nẵng với sân bay Cát Bi), Nha Trang (nối đường 23 tháng 10 với đường Phước Long), Vinh (nối đường Nguyễn Thái Học với đường Phong Định Cảng, tiếp giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai), Cần Thơ (nối đường Cách mạng tháng Tám với quốc lộ 91), Đà Lạt (nối đường Trần Phú với đường Pasteur), Tuy Hòa (nối đường Hùng Vương với đường Lê Duẩn), Quy Nhơn, [[Uông Bí]] (từ đường Nguyễn Văn Cừ tới giáp đường sắt phường Vàng Danh), Thành phố [[Vũng Tàu]] (nối Lê Lợi với Thùy Vân)...
 
== Chú thích ==