Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Ngạn Địch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: [[Thể loại:Tướng chúa Nguyễn → [[Thể loại:Võ tướng chúa Nguyễn using AWB
Dòng 9:
===Cập bến Đàng Trong===
Sách ''[[Đại Nam thực lục]] (Tiền biên)'' chép:
:''[[Kỷ Mùi]] ([[1679]]), mùa xuân [[tháng giêng|tháng Giêng]], tướng cũ [[nhà Minh]] là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch (楊彥迪) và phó tướng Hoàng Tiến (黃進) cùng Cao Lôi Liêm tổng binh [[Trần Thượng Xuyên]] và phó tướng Trần An Bình, đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung ([[cửa Tư Hiền]]) và [[Đà Nẵng]], tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) [[nhà Minh]], không chịu làm tôi tớ [[nhà Thanh]], nên đến xin để làm tôi tớ.''
:''Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước [[Chân Lạp]] phì nhiêu nghìn [[dặm Anh|dặm]], triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa ([[Nguyễn Phúc Tần]]) theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất [[Cù lao Phố|Đông Phố]].''
 
Trước đó, năm [[1673]], ở [[Chân Lạp]] đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa một bên là hai anh em [[Keo Fa II|Ang Chea]] (Nặc Ông Đài)-[[Chey Chettha IV|Ang Sur]] (Nặc Thu) và bên kia là hai bác cháu Ang Tan (Nặc Tân)-[[Ang Nan II|Ang Nan]] (Nặc Nộn). Phe Ang Tan-Ang Nan cầu cứu chúa [[Nguyễn Phúc Tần]]. Năm [[1674]], Ang Tan chết, ba năm sau, Ang Chea bị giết. [[Chúa Nguyễn]] giải hòa hai phe bằng cách phong cho Ang Sur làm chính vương (đóng đô ở [[Oudong (Campuchia)|Oudong]]) và Ang Nan làm [[phó vương]] (đóng đô ở Prei Nokor, nay là [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]...)
 
Vào thời điểm nhóm [[người Hoa]] xin tị nạn, biên giới Việt–[[Chăm Pa|Champa]] phía Nam<ref>Theo sách ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 3)'' thì: Năm [[1653]], quân chúa Nguyễn đã tiến đến vùng bờ trái sông [[Phan Rang (định hướng)|Phan Rang]] ngày nay. [[Chiêm Thành]] khi ấy là một chư hầu, phải tuế cống. Năm [[1692]], vua Chiêm là Bà Tranh đem quân sang sông quấy phá. Chúa [[Nguyễn Phúc Chu]] cử thống binh [[Nguyễn Hữu Cảnh]] đem quân đánh dẹp. Năm [[1693]], Bà Tranh bị bắt đến năm sau thì mất. Và đến năm [[1697]], vùng đất cuối cùng của Chiêm Thành trên thực tế đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt (Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 189).</ref> còn dừng lại ở sông [[Phan Rang (định hướng)|Phan Rang]], cho nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Ang Nan (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] và Ang Nan đã đồng ý. Vậy là, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey ([[Biên Hòa]]) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar ([[Mỹ Tho]]).