Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hạc cầm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 33:
Tiếng Hạc cầm giống với tiếng [[ghi-ta|guitar]], nhưng âm sắc của giai điệu đa dạng và mềm mại hơn. Các nghệ sĩ thường kết hợp hạc cầm với sáo. Để học được, ngoài năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có người dài (thân cao), cánh tay dài, ngón tay khỏe, thịt tay chắc (dùng thịt đầu ngón tay để bấm, không phải dùng móng như guitar).
 
Đàn Không hầu đầu phượng (phượng thủ không hầu) được làm phỏng theo đàn Không Hầu đứng. Hình bên ngoài của nó tương đối giống đàn Hạc phương Tây, nhưng khác ở chỗ là đàn Không hầu có hai hàng dây, mỗi hàng 36 dây, mỗi dây đều có con nhạn tương tự [[đàn tranh|cổ tranh]] đỡ trên hộp đàn còn cột sống của đàn có phần đầu chim [[phượng hoàng]] cho nên loạn đàn này được gọi là đàn Không Hầu đầu phượng. Khi xưa dây không hầu làm bằng gân bò hay tơ tằm bện, ngày nay được làm bằng nilon bọc thép.
 
Âm sắc của đàn Không Hầu du dương trong sáng, âm vực rộng, sức thể hiện của nó hết sức phong phú, vừa có thể gảy nhạc dân tộc Trung Quốc, lại có thể gảy các bản nhạc của đàn Hạc phương Tây. Do hai hàng dây đàn đồng âm với nhau, khi gảy bản nhạc có giai điệu nhanh và âm rộng, rất tiện lợi, nó có thể gảy cùng lúc bằng hai tay, lại có thể dạo và đệm nhạc trong tầm âm vừa, mà các lọai nhạc cụ khác khó mà so sánh được. Ngoài ra, đàn Không hầu rất độc đáo về các thủ pháp gảy như nhấn dây đàn, trượt dây, vê dây và rung âm.