Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chúa Trịnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: . → ., , → , (2) using AWB
Dòng 47:
Sau khi vua [[Lê Hiến Tông]] mất năm [[1504]], các vua kế vị đều yểu mạng, hoặc tàn bạo, hoặc kém tài. Đến năm [[1527]], quyền thần [[Mạc Đăng Dung]] cướp ngôi vua [[Lê Cung Hoàng]] rồi sáng lập [[nhà Mạc]]. Năm [[1533]], ở [[Thanh Hóa]], một võ tướng nhà Lê là [[Nguyễn Kim]] nổi dậy chống lại nhà Mạc, lập lại nhà Lê, ông tìm được hậu duệ của nhà Lê là Lê Duy Ninh bèn lập làm vua tức là Lê Trang Tông. Trong vòng 5 năm, các vùng phía nam nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Lê Trung Hưng nhưng họ không thể chiếm [[Thăng Long]]. Trong thời gian này, nhà Lê cũng phát triển thế lực về phía Nam, chiếm quyền kiểm soát vùng cực nam lãnh thổ nơi từng là đất đai của [[Chăm Pa]].
 
Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là [[Trịnh Kiểm]], người huyện [[Vĩnh Lộc]] , [[Thanh Hóa]]. Tương truyền thuở nhỏ nhà Trịnh Kiểm nghèo, ......Hàng xóm rất ghét, nhân khi Trịnh Kiểm đi vắng bèn bắt mẹ ông ném xuống vực. Trịnh Kiểm về không thấy mẹ đâu bèn đi tìm, đến vực tìm ra xác mẹ thì mối đã xông đầy lên rồi. Sau có ông thầy tướng đi qua chỉ vào ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm đọc rằng:
 
:''Phi đế phi bá''
Dòng 138:
 
==Đánh giá==
Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1786, tổng cộng 241 năm, được 11 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Kiểm và Trịnh Cối là có 13 chúa. Xét ra đời Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng có thời gian cai trị ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm, không tính Trịnh Giang , đúng như lời "sấm ngữ". Có lẽ câu chuyện về mẹ Trịnh Kiểm do đời sau đặt ra.
 
Thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh là dài so với các Triều đại nhà [[Nhà Trần|Trần]], [[Nhà Mạc|Mạc]], [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]], [[Nhà Hồ|Hồ]] cũng như nhà [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] và nhà [[Nguyễn]] sau này, ổn định đất nước trong thời [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam –Bắc triều]] phân tranh.
Dòng 151:
Các chúa [[Trịnh Căn]], [[Trịnh Doanh]] và [[Trịnh Sâm]] ngoài võ công còn được đánh giá là những người hay chữ. 5 chúa đầu từ [[Trịnh Kiểm]] đến [[Trịnh Căn]] đều rất thọ (từ 68 đến 81 tuổi), hẳn các chúa cũng phải là những người sống nghiêm túc và điều độ. Các thành tựu của nhà [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]] thực chất là thành tựu do các chúa Trịnh.
 
Hiển nhiên với ngôi vị "phi đế phi bá", vừa thực sự là người cầm trịch trong bộ máy chính quyền, vừa phải cảnh giác với sự nổi dậy đòi quyền của họ Lê, các chúa Trịnh phải luôn có thái độ cứng rắn, cương quyết, không thể ôn hòa để nhằm bảo vệ địa vị của mình. Do đó việc phế lập tại triều đình trong cuộc đấu tranh đó là khó tránh khỏi. Chỉ có các vua Lê Trung Hưng bằng lòng sống chung với họ Trịnh mới có thể tồn tại. Tuy nhiên trong thời phong kiến, việc lấn át quyền lực của nhà vua, phế ngôi giết vua làm cho các chúa Trịnh bị mang tiếng mãi cùng với lịch sử.
 
Họ Trịnh suy tàn bắt đầu từ thời [[Trịnh Giang]] lên nắm quyền hành. Trịnh Giang ăn chơi trác táng, giết vua này lập vua kia, tư thông với cung nữ của cha, xây dựng nhiều chùa chiền làm hao tổn sức dân. Vì những việc làm đó họ Trịnh quyết định đưa [[Trịnh Doanh]] lên thay nhằm cải cách lại đất nước, đối xử tốt với vua Lê nên đã phần nào cải thiện lại được tình hình, tuy nhiên sang thời Trịnh Sâm tình hình lại xấu đi vì [[Trịnh Sâm]] kiêu căng ngạo mạn, ăn chơi xa xỉ, sửa sang phép tắc mô hình trong cung một cách bừa bãi, không quyết đoán, đố kị người hiền, ham mê chiến trận quá mức khiến đất nước kiệt quệ. Và điều gì đến sẽ phải đến họ Trịnh trượt dốc nhanh chóng rồi bị [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] đánh đổ một cách dễ dàng, [[Trịnh Khải]] phải dùng dao cắt cổ tự tử.