Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Ngọc Xuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 132:
Năm 1944, Cách mạng đã thành lập căn cứ ở Cao-Bắc-Lạng. Lực lượng vũ trang tập trung đã hình thành và phát triển, nhu cầu về vũ khí có những đòi hỏi mới. Ngoài chiến lợi phẩm thu được trong chiến đấu, cần phải tổ chức sản xuất để phục vụ chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Xứ ủy Bắc Kỳ khẩn trương chỉ đạo xây dựng xưởng sản xuất vũ khí bí mật ở thị xã Bắc Ninh và giao nhiệm vụ cho ông cùng ông [[Ngô Gia Khảm]] thành lập xưởng<ref>http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1667.455;wap2</ref>.
 
Về Hà Nội, ông Nguyễn Văn Xuân ngỡ ngàng khi biết mình được bầu vào Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ chức Ủy viên Chính phủ<ref>[http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Nguyen-Ngoc-Xuan--Tu-Bo-truong-khong-bo-den-Truong-phong-quan-gioi-dau-tien-245218/ Nguyễn Ngọc Xuân: Từ Bộ trưởng không bộ đến Trưởng phòng quân giới đầu tiên]</ref>. Ông giữ chức vụ này suốt 181 ngày cho đến khi Chính phủ Liên hiệp chính thức ra mắt ngày 2/3/1946. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa I.
 
Ngày 15-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập ngành quân giới, ông được giao nhiệm vụ làm Chánh phòng quân giới, phụ trách việc thu mua vũ khí và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí<ref>{{chú thích web | url = http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/80/80/80/1707/default.aspx | tiêu đề = Người trưởng phòng quân giới đầu tiên | author = | ngày = | ngày truy cập = 1 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản = Quân đội nhân dân | ngôn ngữ = }}</ref>. Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức lại cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó có Cục Quân giới do ông Nguyễn Văn Xuân làm Phó Cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy.Năm 1950 ông được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Kỹ nghệ Quân giới <ref>http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=53</ref>.