Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cúp bóng đá châu Á”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 36:
}}
 
'''Cúp bóng đá châu Á''' ({{lang-en|'''AFC Asian Cup'''}}) là giải đấu giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Á do [[Liên đoàn bóng đá châu Á]] (AFC) tổ chức định kỳ 4 năm một lần. Giải lần đầu tiên diễn ra tại [[Hồng Kông]] ([[Trung Quốc]]) năm 1956 với 4 đội tuyển và nhà vô địch đầu tiên là [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc|Hàn Quốc]]. Tính đến nay, [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản|Nhật Bản]] là đội tuyển nhiều lần vô địch nhất với 4 lần lên ngôi vào các năm [[Cúp bóng đá châu Á 1992|1992]], [[Cúp bóng đá châu Á 2000|2000]], [[Cúp bóng đá châu Á 2004|2004]] và [[Cúp bóng đá châu Á 2011|2011]]. Các đội [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran|Iran]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Út|Ả Rập Xê Út]] mỗi đội 3 lần vô địch. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc|Hàn Quốc]] có 2 lần vô địch. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Kuwait|Kuwait]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq|Iraq]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Úc|Úc]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Israel|Israel]] và [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar|Qatar]] mỗi đội 1 danh hiệu. Tuy nhiên hiện tại [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Israel|Israel]] đã chính thức rút khỏi AFC để chính thức gia nhập [[UEFA]].
 
Đương kim vô địch châu Á hiện tại là đội tuyển [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar|Qatar]] khi đánh bại Nhật Bản 3-1 tại trận chung kết [[Cúp bóng đá châu Á 2019]].
 
==Lịch sử==
Hai năm sau khi [[Liên đoàn bóng đá châu Á]] (AFC) chính thức ra đời vào năm 1954, lần đầu tiên AFC Asian Cup được tổ chức tại Hồng Kông với 7 trong số 12 thành viên sáng lập tham gia. Những đội được vào thẳng vòng chung kết là đội chủ nhà và đội vô địch ở giải trước của các khu vực khác nhau (trung, đông và tây Á). Ban đầu giải chỉ gồm bốn đội, tồn tại đến 1964. Mỗi khu vực đã tổ chức giải vô địch hai năm một lần, mỗi đội có mức độ quan tâm khác nhau. Sự thống trị đã dao động giữa phương Đông và phương Tây châu Á cho đến nay. Từ sự vượt trội của [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc|Hàn Quốc]] trong những năm đầu của giải, giải đấu đã trở thành nơi thống trị của [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran|Iran]], đội đã giành được ba chức vô địch liên tiếp vào các năm 1968, 1972 và 1976.
 
Các quốc gia [[Tây Á]] liên tục vô địch trong thập niên 1980 với [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Kuwait|Kuwait]] - quốc gia [[Trung Đông]] đầu tiên giành chức vô địch năm 1980, sau đó là các danh hiệu liên tiếp của [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Út|Ả Rập Xê Út]] vào năm 1984 và 1988.