Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ tục làm người còn sống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 47:
Sau một thời gian dài chờ đợi, Định suy xét đến việc tìm đơn vị xin giấy phục viên. Định mua vé tàu hỏa vào [[Nha Trang]], nối chuyến đến [[Đắk Lắk]] để nhờ người cậu Trần Đình Ngoạn ở Ban kinh tế mới. Do di chứng từ thương tật khiến Định bị ngất khi lên [[Buôn Ma Thuột|Buôn Ma Thuật]] gặp người cậu, Định và ông Ngoạn di chuyển bằng máy bay hứng đến Sài Gòn. Tại [[sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất]], Định bị choáng và máu chảy ra do di chứng thương tật nên phải lưu trú tại đây một ngày. Hôm sau, tiếp tục đến Tây Ninh nhưng vẫn không có thông tin đơn vị, Định đến nghĩa trang 1đ xã Thạch Tây theo lời ghi chú trên giấy báo tử để thăm người lính trùng tên. Do vướng mắc thủ tục từ các cơ quan hành chính và ba lần vào Tây Ninh tìm đơn vị nhưng không có kết quả, nhiều người trong gia đình ông Vọng đã nản lòng.
 
Nhân một chuyến về thăm quê nhà vào năm 1986, nhà văn Minh Chuyên ghé qua thăm hỏi Trần Quyết Định, hồ sơ có 18 thứ giấy tờ với 24 chữ ký và 24 con dấu đỏ. Minh Chuyên cùng Định đến các cơ quan hành chính theo tuần tự, hồ sơ căn bản hoàn thiện sau khoảng tám tháng. Hai người đến kiến nghị hồ sơ tại Tỉnh đội, được hướng dẫn yêu cầu giấy phục viên, tiếp tục chờ thông báo hồ sơ chuyển đến Cục tổ chức động viên của [[Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam|Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam]] trong một tháng sau đó. Sau khi đến trụ sở Cục tổ chức động viên tại [[Hà Nội]], hồ sơ không được giải quyết và chỉ dẫn tìm lại đơn vị cũ hiện đang đóng quân ở [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc]]. Nhiều lần tới lui đến "Tỉnh đội" và "Cục tổ chức động viên", Định và Minh Chuyên chuẩn bị tư trang lên đường tìm đơn vị cũ. Quân nhân cùng quê tên Đoàn Duyến nêu hiện thực nhiều người ttrong làng không thương binh vẫn nhận giấy chứng nhận khi hối lộ các cơ quan chính sách, quân nhân này đồng cảm cho Định khi gặp nhiều khó khăn.
 
Đầu năm 1988, Minh Chuyên cùng Định đến khu vực Y tìm sư 10, nhưng đợn vị lại chuyển về [[Tây Nguyên]] nên hai người đón tàu hỏa về quê. Trên đường về, tư trạng bị mất cắp khiến hai người phải đi ăn xin vào sáng hôm sau tại ga tàu để xin tiền vé.
{{Hết phần biết trước nội dung}}