Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ tục làm người còn sống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
Đêm 15 tháng 6 năm 1978, Định cùng đồng đội giao chiến tại cao điểm 62 thuộc [[Tân Biên]] sau khi [[Khmer Đỏ]] xâm lấn biên giới Việt Nam. Định bị trúng đạn và được sơ cứu tại tại đội phẫu thuật dã chiến của sư đoàn, tiếp tục được chuyển tiếp điều trị tại bệnh viện của sư 10 sau ba ngày. Một thời gian sau, Định tiếp tục được điều chuyển đến điều trị tại bệnh viện quân y tuyến trên. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, gia đình ông Vọng tại làng Nguyệt Lãng thuộc xã Minh Thư nhận giấy báo tử của con trai Trần Quyết Định trong [[Chiến tranh biên giới Tây Nam]]. Giấy báo tử được chuyển từ phòng chính sách huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình, nội dung thông báo từ chính ủy Lê Minh Châu xác nhận Định tử chiến vào ngày 10 tháng 7 năm 1978, trung đoàn 24 đã quy tập tại mộ số 2 Tân Biên thuộc tỉnh [[Tây Ninh]]. Gia đình ông Vọng và hàng xóm đau buồn trước gIấy báo tử của Định.
 
Ngày 31 tháng 9 năm 1979, Trần Quyết Định bất chợt trở về quê nhà với thương tật trên người, hàng xóm đến chia vui với gia đình ông Vọng. Trong khoảng đầu tháng 3 cùng năm, một quân nhân thuộc trung đoàn 24 đến viện quân y xác nhận cấp giấy chứng nhận danh sách thương bệnh binh. Trường hợp của Trần Quyết Định được Phó chỉ huy trung đoàn 12 Trần Duy Tài ký xác nhận giấy chứng thương và tiếp tục điều trị di chứng tại đây trong bốn tháng tiếp theo. Sau đó, Định rời Sài Gòn và về tỉnh Tây Ninh tìm đơn vị cũ, nhưng đơn vị đã chuyển địa điểm đóng quân sang [[Campuchia]]. Định trở về quê nhà, phòng chính sách huyện Vũ Thư thực hiện xóa bỏ chế độ liệt sĩ với gia đình ông Vọng, giấy bảo tử ghi thêm ghi chú "còn sống đã trở về ngày 31 tháng 9 năm 1979". Định kết hôn và đón chào ba người con, trong khi một phần dự luận dị nghị khi Định không có chế độ quân nhân xuất ngũ. Do vướng giấy chứng tử, thủ tục phục hồi pháp nhân về ruộng đất và chính sách thương bệnh binh. Sau khi làm đơn từ trình bày sự việc đến các cơ quan hành chính trong tỉnh Thái Bình, Định bị các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm qua lại từ "Phòng thương binh" tới "huyện đội" rồi qua "sở thương binh xã hội" và "Ban chính sách hậu phương" nhưng không có kết quả.
 
Sau một thời gian dài chờ đợi, Định suy xét đến việc tìm đơn vị xin giấy phục viên. Định mua vé tàu hỏa vào [[Nha Trang]], nối chuyến đến [[Đắk Lắk]] để nhờ người cậu Trần Đình Ngoạn ở Ban kinh tế mới. Do di chứng từ thương tật khiến Định bị ngất khi di chuyển lên [[Buôn Ma Thuột|Buôn Ma Thuật]] gặp người cậu, Định và ông Ngoạn di chuyển bằng máy bay hướng đến Sài Gòn. Tại [[sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất]], Định bị choáng và máu chảy ra do di chứng thương tật nên phải lưu trú tại đây một ngày. Hôm sau, tiếp tục đến Tây Ninh nhưng vẫn không có thông tin đơn vị, Định đến nghĩa trang 1đ xã Thạch Tây theo lời ghi chú trên giấy báo tử để thăm người lính trùng tên. Do vướng mắc thủ tục từ các cơ quan hành chính và ba lần vào Tây Ninh tìm đơn vị nhưng không có kết quả, nhiều người trong gia đình ông Vọng đã nản lòng.