Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Feri từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Feri từ''' ([[tiếng Anh]]: '''''Ferrimagnet''''') là tên gọi chung của nhóm các [[vật liệu]] có [[trật tự từ]] mà trong cấu trúc từ của nó gồm 2 phân mạng đối [[song song]] nhưng có độ lớn khác nhau. Ferri từ còn được gọi là [[phản sắt từ]] bù trừ không hoàn toàn. [[Hình:Ferrite1.PNG|nhỏ|trái|350px|Cấu trúc của ferrite spinel]]
==Cấu trúc của feri từ==
Feri từ từ có tên gọi xuất phát từ nhóm vật liệu ferrite (tiếng việt đọc là ferit), là nhóm các vật liệu [[gốm]] có công thức [[hóa học]] chung là XO.Y<sub>2</sub>O<sub>3</sub> với X là một [[kim loại]] [[hóa trị]] 2, Y là [[kim loại]] hóa trị 3 (mà dùng phổ biến nhất là [[sắt]] - [[Fe]]). Ô đơn vị của một ferrite sẽ chứa 32 anion và 24 cation. 8 cation ở vị trí A (tạo thành phân mạng từ A) sẽ bị bao quanh bởi 4 iôn [[ôxi]] theo dạng các [[tứ diện]] và 16 cation còn lạ ở vị trí B (phân mạng từ B) bị bao quanh bởi 6 ion ôxi bởi mạng [[bát diện]]. Đây là nhóm ferrite có tên gọi chung là ferrite spinel (ví dụ ZnO.Fe<sub>2</sub>O<sub>3</sub>, MnO.Fe<sub>2</sub>O<sub>3</sub>...), thường mang cấu trúc [[lập phương tâm mặt]].
Một số nhóm ferrite khác có thành phần phức tạp hơn mang cấu trúc lục giác ví dụ như ferrite Bari BaFe<sub>12</sub>O<sub>19</sub>, hay các ferri-garnet (Y<sub>3</sub>Fe<sub>5</sub>O<sub>12</sub>, 5Fe<sub>2</sub>O<sub>3</sub>.3Y<sub>2</sub>O<sub>3</sub>...)
==Tính chất của feri từ==
Vì feri từ có 2 phân mạng từ bù trừ không hoàn toàn, nên nó có [[từ độ]]|từ độ tự phát]] và từ độ này được bù trừ từ mômen từ của 2 phân mạng:
M = λ.M<sub>A</sub> - (1-λ)M<sub>B</sub>
M<sub>A</sub>, M<sub>B</sub> lần lượt là mômen từ của 2 phân mạng A và B, λ là tỉ phần giữa 2 phân mạng.
Nhìn chung, tính chất từ của feri từ gần giống với [[sắt từ]], tức là cũng có các đặc trưng như vật liệu sắt từ: [[từ trễ]], nhiệt độ trật tự từ ([[sắt từ|nhiệt độ Curie]]), [[từ độ|từ độ tự phát]]... Điểm khác biệt cơ bản nhất là do nó có 2 phân mạng ngược chiều nhau, nên thực chất trật tự từ của nó được cho bởi 2 phân mạng trái dấu, vì thế, có một nhiệt độ mà tại đó mômen từ tự phát của 2 phân mạng bị bù trừ nhau gọi là "nhiệt độ bù trừ". Nhiệt độ bù trừ thấp hơn nhiệt độ Curie (đôi khi nhiệt độ Curie của feri từ cũng được gọi là [[phản sắt từ|nhiệt độ Néel]], ở trên nhiệt độ Curie chất bị mất trật tự từ và trở thành [[thuận từ]].
==Lịch sử sử dụng ferrite và ứng dụng==
* Trước khi có các lý thuyết về [[phản sắt từ]], người ta vẫn nhầm feri từ với [[sắt từ]]. Tính chất này lần đầu tiên được [[nhà vật lý]] học [[Pháp]] [[Louis Eugène Félix Néel]] ([[1904]]-2000) dự đoán vào năm 1930 và lần đầu tiên xuất hiện vật liệu vào năm [[1947]], sau đó nhanh chóng trở thành một trong những [[vật liệu từ]] được sử dụng nhiều nhất.
* Feri từ thực chất là các vật liệu gốm, [[bán dẫn]] từ, có [[điện trở suất]] và độ bền rất cao, vì thế các ferrite từ mềm thường được dùng trong các ứng dụng ở tần số cao và siêu cao (làm các lõi dẫn từ sử dụng ở từ trường tần số cao và siêu cao) trong các mạch điện tử. Các ferrite lục giác có tính chất từ cứng cũng đang là loại vật liệu được dùng nhiều nhất cho các [[nam châm vĩnh cửu]] do giá thành rẻ, dễ chế tạo và độ bền cao dù có phẩm chất từ không cao như nhiều vật liệu khác. Gần đây, có nhiều nghiên cứu sử dụng các hạt nano ferrite ứng dụng trong các [[nước từ|chất lỏng từ]] dùng trong y, sinh học. Nhược điểm lớn nhất của ferrite là có mômen từ thấp.
==Phương pháp chế tạo ferrite==
* Ưu điểm lớn nhất của ferrite khiến chúng được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp chế tạo đơn giản và giá thành thấp. Phương pháp phổ thông nhất (được dùng trong cả nghiên cứu và [[công nghiệp]]) là phương pháp [[phản ứng pha rắn]], tức là nghiền trộn các ôxit thành phần, sau đó chộn keo kết dính, ép định hình sản phẩm và nung thiêu kết để tạo [[phản ứng]] ferrite hóa. Người ta có thể bổ sung nhiều công đoạn để tạo thêm nhiều tính chất như mong muốn: ví dụ ép định hướng (trong từ trường), ép đẳng tĩnh..., nung trong [[từ trường]]...
Dòng 17:
*[[Sắt từ]]
*[[Phản sắt từ]]
*[[Nước từ|Chất lỏng từ]]
==Tài liệu tham khảo==
#{{note|vA1}} {{cite book | author=John Crangle | title=Solid State Magnetism | publisher=Edward Arnold Publishers | year=1991 | editor= | id=ISBN 0-340-54552-6}}