Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền tác giả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.247.204.90 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 117.0.136.169
Thẻ: Lùi tất cả
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 13:
Cùng với phát minh in (khoảng [[1440]]), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.
 
Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước [[Pháp]] do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở [[Đức]]. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của [[Thời kỳ Khai sángSáng|Phong trào Khai sáng]] phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.
 
Khi [[Phục Hưng|Thời kỳ Phục hưng]] bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Tại nước Đức ví dụ như là [[Albrecht Dürer]] ([[1511]]) đã được công nhận một đặc quyền như vậy. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (''quyền cá nhân'') và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa [[thế kỷ 16]] các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định.
Dòng 22:
 
== Phát triển hiện tại của quyền tác giả ==
Những lý lẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận về việc quyền tác giả phải phản ứng như thế nào trước các phát triển kỹ thuật hiện tại đều tương tự như nhau trên toàn thế giới. Một vài quốc gia chỉ còn có một phạm vi tự do hạn hẹp trong việc định hình cho quyền tác giả vì những quy định khác thường có thể được coi là lợi thế không công bằng, không được các đối tác thương mại thế giới chấp nhận mà không có phản ứng chống lại. Trong tương quan về thế mạnh hiện tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] là quốc gia có phạm vi tự do rộng lớn nhất và với [[Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số|Digital Millennium Copyright Act]] (DMCA) là quốc gia đã định sẵn chiều hướng chung của quyền tác giả, đi đến việc bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm ngặt hơn. Định luật tương tự ở châu Âu là European Union Copyright Directive (EUCD- [[Chỉ thị Copyright Liên minh châu Âu]]).
 
Việc hoàn toàn hủy bỏ quyền được phép có bản sao dùng cho mục đích cá nhân đang được [[Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế]] (IFPI) yêu cầu và sau đó là việc truy tìm cứng rắn hơn các vi phạm về quyền tác giả. Ngoài những nguyên nhân khác đây cũng là một phản ứng chống lại việc sử dụng ngày càng phổ biến các nơi trao đổi trong Internet và các công nghệ khác của "thời đại số". Ngày nay chương trình phát thanh hay truyền hình có thể nghe hay xem được qua [[Internet]], sách điện tử (e-book) được coi như là một cạnh tranh của sách in. Những thay đổi này là lý lẽ của những người kinh doanh trong giới truyền thông nhằm để thông qua luật lệ mà trở về lại thời kỳ trước khi các [[máy quay video]], [[máy thâu băng]] và [[máy thu thanh]] được phổ biến rộng rãi: Vào năm [[1900]], khi muốn nghe nhạc (không phải là live) thì tất cả mọi người đều phải mua một đĩa hát.
Dòng 68:
* Sao chép tác phẩm;
* Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
* Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện [[Internet|hữu tuyến]], [[radio|vô tuyến]], [[Internet|mạng thông tin điện tử]] hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
* Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Dòng 77:
Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.
 
Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của [[GNU|dự án GNU]], ví dụ như các bản quyền [[Giấy phép Công cộng GNU|GPL]] cho các chương trình máy tính và [[Giấy phép Tài liệu Tự do GNU|GFDL]] cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án [[Giấy phép Creative Commons|Creative Commons]] đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (''open-content'') bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.
 
==Xem thêm==