Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Tam Kha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
 
==Làm bộ tướng==
[[Dương Đình Nghệ]] là một tướng của [[Khúc Hạo]] ở đất [[Ái Châu]] ([[Thanh Hóa]]). Năm [[Tân Mão]] ([[931]]), [[Dương Đình Nghệ]] đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm [[Đại La|thành Đại La]], tự xưng làm [[Tiết độ sứ]]. Lúc này [[Dương Tam Kha]] làm một bộ tướng của cha.
 
Được 6 năm, [[Dương Đình Nghệ]] bị nha tướng là [[Kiều Công Tiễn]] giết hại để đoạt chức [[Tiết độ sứ]]. Năm [[938]] [[Ngô Quyền]], vốn là bộ tướng cũng là con rể của [[Dương Đình Nghệ]], giết [[Kiều Công Tiễn]]. [[Dương Tam Kha]] lại theo anh rể làm bộ tướng. Theo [[thần phả]], chính [[Dương Tam Kha]] cùng con Ngô Quyền là [[Ngô Xương Ngập]] là người chỉ huy quân tiên phong tiến ra Đại La tiêu diệt [[Kiều Công Tiễn|Công Tiễn]].
 
Trước đó Công Tiễn sai người sang [[Nam Hán]] xin quân cứu viện, vua Nam Hán cho con là Vạn vương [[Lưu Hoằng Tháo|Hoằng Tháo]] đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Quan Nam Hán chưa tới thì Công Tiễn đã bị giết. [[Tháng mười một|Tháng 11]] năm [[938]], quân Hoằng Tháo kéo sang bị Ngô Quyền đánh tan trong [[trận Bạch Đằng (938)|trận Bạch Đằng]]. Hoằng Tháo bị giết chết. Dương Tam Kha cũng tham dự trận này.<ref>Một số tài liệu nói rằng chính Dương Tam Kha có công chém chết [[Lưu Hoằng Tháo|Hoằng Tháo]]. Trong bài ''Quá Bình Vương cựu trạch từ (Qua đền trên nền nhà cũ của Bình Vương)'' của [[Lê Tung]] được [[Khiếu Năng Tĩnh]] sưu tập và đưa vào bộ ''Thiên gia thi vựng tuyển'' có câu "Trảm Hán Hoằng Tháo tuyết phụ cừu (chém Hoằng Tháo người Hán trả thù cho cha)". Trong ''Thần tích đền Cổ Lễ'' có câu "Tam Kha xuất bản bộ binh dĩ trường tiễn tự lưỡng ngạn loạn phóng, trảm đắc Hoằng Tháo (Tam Kha dẫn quân dưới trướng, dùng tên dài bắn từ hai bên bờ, chém được Hoằng Tháo)". Trong đền thờ Dương Tam Kha tại thị trấn Cổ Lễ có đôi câu đối, trong đó một câu là "Trảm diệt Hoằng Tháo, bình Bắc khấu, lịch đại bao phong (Chém chết Hoằng Tháo, đánh bại giặc phương Bắc, nối đời bao phong)". (Theo Nguyễn Minh Tường, 2006).</ref>