Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Thủ Đức (quận)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thay cả nội dung bằng “{{thông báo thảo luận}} {{Thống kê truy cập 365}}”
Thẻ: Thay thế nội dung Lùi lại thủ công
Dòng 1:
{{thông báo thảo luận}}
{{Thống kê truy cập 365}}
 
{{Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam | Thành phố thuộc TPTTTW
| tên = Thủ Đức
| hình = Xa lo Ha noi Cau vuot, An phu, q2, tp Hcmvn - panoramio.jpg
| ghi chú hình = Nút giao thông Cát Lái tại thành phố Thủ Đức
| vị trí lấy tọa độ =
| vĩ độ = 10.826561
| kinh độ = 106.760897
| diện tích = 211,56 km²
| dân số = 1.013.795 người
| thời điểm dân số = 2019
| dân số thành thị = 100%
| dân số nông thôn =
| mật độ dân số = 4.792 người/km²
| dân tộc =
| vùng = [[Đông Nam Bộ]]
| thành phố = [[Thành phố Hồ Chí Minh]]
| thành lập = 2020
| phân chia hành chính = 34 phường
| mã hành chính =
| mã bưu chính =
| trụ sở UBND =
}}
 
'''Thủ Đức''' là một [[Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)|thành phố]] thuộc [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Việt Nam]].
 
==Địa lý==
Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
*Phía đông giáp thành phố [[Biên Hòa]] và huyện [[Long Thành]], tỉnh [[Đồng Nai]]
*Phía tây giáp [[Quận 12]], quận [[Bình Thạnh]], [[Quận 1]] và [[Quận 4]]
*Phía nam giáp huyện [[Nhơn Trạch]], tỉnh Đồng Nai và [[Quận 7]]
*Phía bắc giáp các thành phố [[Thuận An]] và [[Dĩ An]], tỉnh [[Bình Dương]].
 
Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km².
 
==Hành chính==
Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc, bao gồm các phường: [[An Khánh, Thủ Đức|An Khánh]], [[An Lợi Đông]], [[An Phú, Thủ Đức|An Phú]], [[Bình Chiểu]], [[Bình Thọ]], [[Bình Trưng Đông]], [[Bình Trưng Tây]], [[Cát Lái]], [[Hiệp Bình Chánh]], [[Hiệp Bình Phước]], [[Hiệp Phú]], [[Linh Chiểu]], [[Linh Đông]], [[Linh Tây]], [[Linh Trung]], [[Linh Xuân]], [[Long Bình, Thủ Đức|Long Bình]], [[Long Phước, Thủ Đức|Long Phước]], [[Long Thạnh Mỹ]], [[Long Trường]], [[Phú Hữu (phường)|Phú Hữu]], [[Phước Bình, Thủ Đức|Phước Bình]], [[Phước Long A]], [[Phước Long B]], [[Tam Bình (phường)|Tam Bình]], [[Tam Phú (phường)|Tam Phú]], [[Tân Phú, Thủ Đức|Tân Phú]], [[Tăng Nhơn Phú A]], [[Tăng Nhơn Phú B]], [[Thạnh Mỹ Lợi]], [[Thảo Điền]], [[Thủ Thiêm]], [[Trường Thạnh]], [[Trường Thọ (phường)|Trường Thọ]].
 
==Lịch sử==
===Nguồn gốc tên gọi===
Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy), ông là [[người Hoa]] nằm trong phong trào "[[phản Thanh phục Minh]]", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục [[nhà Nguyễn]]. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679-1725.<ref>[https://vnexpress.net/dia-danh-thu-duc-co-tu-khi-nao-4173358.html Địa danh Thủ Đức có từ khi nào]</ref>
 
===Lịch sử hành chính===
====Thời phong kiến====
[[Hình:Đình Bình Đức ở Tam Phú.jpg|nhỏ|300px|phải| Đình thần Bình Đức ở xã [[Tam Phú, Thủ Đức|Tam Phú]], nay là phường Tam Phú, quận [[Thủ Đức]]]]
* Năm [[Mậu Dần]] ([[1698]]), Thống suất [[Nguyễn Hữu Cảnh]] được Chúa Minh Vương [[Nguyễn Phúc Chu]] điều vào "kinh lược đất [[Chân Lạp]], chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)".<ref>Hội đồng Trị Sự Nguyển Phúc Tộc. Nguyễn Phúc tộc thế phả: thủy tổ phả, vương phả, đế phả. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1996. Tr. 149.</ref>
* Năm 1808, vua [[Gia Long]] đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua [[Minh Mạng]] đổi trấn Biên Hòa thành [[Biên Hòa (tỉnh)|tỉnh Biên Hòa]]. Năm [[1837]], vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh..
* Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, [[Biên Hòa (tỉnh)|tỉnh Biên Hòa]] và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện [[Long Thành]], phủ Phước Tuy, [[Biên Hòa (tỉnh)|tỉnh Biên Hòa]]. Huyện Ngãi An bao gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (09 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (08 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.
 
====Thời Pháp thuộc====
Với [[Hòa ước Nhâm Tuất (1862)]], triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (''inspection''), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.
 
Sau khi chiếm được toàn bộ [[Nam Kỳ]], năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi [[Nam Kỳ]]. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (''arrondissement''), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.
 
Trên địa bàn tỉnh [[Gia Định]] cũ (đến ngày [[16 tháng 8]] năm [[1867]] đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (''Ville'') Sài Gòn.
 
Ngày [[29 tháng 10]] năm [[1866]], khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào (khu thanh tra này thành lập từ ngày [[14 tháng 3]] năm [[1866]], trên địa bàn huyện Ngãi An cũ thuộc phủ Phước Long, [[Biên Hòa (tỉnh)|tỉnh Biên Hòa]]; lúc bấy giờ huyện này đã giải thể, địa bàn nhập vào huyện Bình An cùng phủ từ năm [[1862]]). Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày [[29 tháng 10]] năm [[1866]], địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày [[9 tháng 10]] năm [[1868]], huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày [[30 tháng 12]] năm [[1868]], lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.
 
Năm [[1871]], các thôn đổi thành làng. Năm [[1874]], [[Tổng thống Pháp]] [[Jules Grévy]] ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa,<ref>[[Nguyễn Đình Đầu]], ''Địa danh Phú Nhuận'', Tạp chí Xưa và Nay.</ref> tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận [[Bình Thạnh]].
 
Năm [[1911]], tỉnh [[Gia Định (tỉnh)|Gia Định]] được chia thành bốn quận: [[Thủ Đức]], [[Nhà Bè]], [[Gò Vấp]] và [[Hóc Môn]]. Quận Thủ Đức có 6 tổng: An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy và Long Vĩnh Hạ. Năm 1945, giải thể tổng An Thành, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận.
 
====Thời Việt Nam Cộng hòa====
Năm [[1955]], quận Thủ Đức có 19 làng:
* Tổng An Bình có 05 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã;
* Tổng An Điền có 04 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú;
* Tổng An Thổ có 03 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã;
* Tổng An Thủy có 03 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp;
* Tổng Long Vĩnh Hạ có 04 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.
 
Sau năm [[1956]], các làng gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.
 
Năm [[1957]], giải thể tổng An Thổ của quận Thủ Đức; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 04 xã, tổng An Điền có 06 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc quận [[Dĩ An]], [[Biên Hòa (tỉnh)|tỉnh Biên Hòa]]. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.
 
Năm [[1962]], quận Dĩ An trả lại tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã.
 
Từ năm [[1962]], chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] bỏ dần, đến năm [[1965]] bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.
 
Năm [[1966]], do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn, nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc [[Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh|quận 1]] của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm [[1967]], lại tách 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.
 
Năm [[1972]], lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Cho đến ngày [[29 tháng 4]] năm [[1975]], quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình.
 
Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km² và gồm có tất cả 15 xã với dân số là 184.989 người.<ref>Huỳnh Minh. Gia Định xưa và nay. Sài Gòn: Tác giả xuất bản, 1973. Tr. 429.</ref>
 
====Giai đoạn 1975-1996====
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam]] tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]], ngày [[3 tháng 5]] năm [[1975]] thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày [[9 tháng 5]] năm [[1975]] của Ban Chấp hành Đảng bộ [[Đảng Lao động Việt Nam]] thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời [[Việt Nam Cộng hòa]].
 
Ngày [[20 tháng 5]] năm [[1976]], tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày [[20 tháng 5]] năm [[1976]] của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, quận 9 (quận Chín) bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định.
 
Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], Quốc hội nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Huyện Thủ Đức trở thành huyện trực thuộc [[Thành phố Hồ Chí Minh]].
 
Sau ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]], chính quyền chuyển xã Linh Đông Xã thành thị trấn Thủ Đức; đổi tên năm xã: Tam Bình Xã thành Tam Bình, Long Phước Thôn thành Long Phước, Linh Xuân Thôn thành Linh Xuân, Phước Long Xã thành Phước Long và Hiệp Bình Xã thành Hiệp Bình, Đến tháng [[5]] năm [[1976]], huyện Thủ Đức nhận hai xã: An Khánh và Thủ Thiêm vốn là hai phường của quận 9 (quận Chín) giải thể, nhập về. Như thế huyện Thủ Đức gồm 1 thị trấn Thủ Đức và 16 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.
 
Ngày [[14 tháng 2]] năm [[1987]], theo Quyết định số '''33-HĐBT'''<ref>{{chú thích web | url = http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-33-HDBT-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-phuong-cua-huyen-Thu-Duc-quan-6-8-10-11-thuoc-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-vb37287t17.aspx | tiêu đề = Quyết định 33 | author = | ngày = | ngày truy cập = 7 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới trực thuộc như sau:
 
*Chia xã Tam Bình thành ba xã lấy tên là xã Tam Bình, xã Tam Phú và xã Linh Đông
*Chia xã Tăng Nhơn Phú thành ba xã lấy tên là xã Tăng Nhơn Phú, xã Hiệp Phú và xã Tân Phú
*Chia xã Linh Xuân thành hai xã lấy tên là xã Linh Xuân và xã Linh Trung
*Chia xã Hiệp Bình thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Bình Phước và xã Hiệp Bình Chánh.
 
Như thế lúc này huyện Thủ Đức có 1 thị trấn và 22 xã.
 
====Giai đoạn 1997-nay====
 
[[Tập tin: VN-F-HC-QTD_position_in_city_core.png|250px|phải|nhỏ|Vị trí quận Thủ Đức trong bản đồ các quận của TP HCM]]
[[Tập tin: VN-F-HC-Q2_position_in_city_core.png|250px|phải|nhỏ|Vị trí quận 2 trong bản đồ các quận của TP HCM]]
[[Tập tin: VN-F-HC-Q9_position_in_city_core.png|250px|phải|nhỏ|Vị trí quận 9 trong bản đồ các quận của TP HCM]]
 
Ngày [[6 tháng 1]] năm [[1997]], [[Chính phủ Việt Nam]] ban hành Nghị định số '''03-CP'''<ref>Công Báo, ngày [[15 tháng 3|15 tháng 03]] năm [[1997]], tr. 283-289</ref> về việc giải thể huyện Thủ Đức cũ và thành lập các quận, phường mới thuộc [[thành phố Hồ Chí Minh]] như sau:<ref name="lstd">[http://www.saigon24h.vn/home.php?left=cnsg&cat_id=437&mid=2&nid=37 Giới thiệu về Quận Thủ Đức], Cổng thông tin điện tử [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]].</ref>
 
#Thành lập [[Thủ Đức (quận)|quận Thủ Đức]] trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Linh Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, 55 ha diện tích tự nhiên và 366 người của xã Hiệp Phú; 298 ha diện tích tự nhiên và 3.188 người của xã Tân Phú; 367 ha diện tích tự nhiên và 6.651 người của xã Phước Long, thuộc huyện Thủ Đức.
 
Quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường: [[Bình Chiểu]], [[Bình Thọ]], [[Hiệp Bình Chánh]], [[Hiệp Bình Phước]], [[Linh Chiểu]], [[Linh Đông]], [[Linh Tây]], [[Linh Trung]], [[Linh Xuân]], [[Tam Bình, Thủ Đức|Tam Bình]], [[Tam Phú, Thủ Đức|Tam Phú]], [[Trường Thọ, Thủ Đức|Trường Thọ]].
 
#Thành lập [[Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh|Quận 2]] trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ Đức.
 
Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 người, gồm 11 phường: [[An Khánh, Quận 2|An Khánh]], [[An Lợi Đông]], [[An Phú, Quận 2|An Phú]], [[Bình An, Quận 2|Bình An]], [[Bình Khánh, Quận 2|Bình Khánh]], [[Bình Trưng Đông]], [[Bình Trưng Tây]], [[Cát Lái]], [[Thạnh Mỹ Lợi]], [[Thảo Điền]], [[Thủ Thiêm]].
 
#Thành lập [[Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh|Quận 9]] trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 người còn lại của xã Tân Phú, 891 ha diện tích tự nhiên và 16.868 người còn lại của xã Phước Long, 172 ha diện tích tự nhiên và 13.493 người của xã Hiệp Phú, 140 ha diện tích tự nhiên của xã Bình Trưng thuộc huyện Thủ Đức.
 
Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên và 126.220 người, gồm 13 phường: [[Hiệp Phú]], [[Long Bình, Quận 9|Long Bình]], [[Long Phước, Quận 9|Long Phước]], [[Long Thạnh Mỹ]], [[Long Trường]], [[Phú Hữu, Quận 9|Phú Hữu]], [[Phước Bình, Quận 9|Phước Bình]], [[Phước Long A]], [[Phước Long B]], [[Tân Phú, Quận 9|Tân Phú]], [[Tăng Nhơn Phú A]], [[Tăng Nhơn Phú B]], [[Trường Thạnh]].
Quay lại trang “Thủ Đức (quận)”.