Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dạ cổ hoài lang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 106:
 
==Chuyển thể==
Kịch nói [[Dạ cổ hoài lang (kịch)|Dạ cổ hoài lang]]: do nghệ sĩ ưu tú [[Thanh Hoàng]] (1963-1955) sáng tác năm 1994 dựa trên bài hát Dạ cổ hoài lang <ref>https://vnexpress.net/kich-ban-da-co-hoai-lang-dau-an-de-doi-cua-thanh-hoang-3783863.html</ref>. Vở diễn do [[Công Ninh]] làm đạo diễn và ra mắt lần đầu tại [[Nhà hát 5B Võ Văn Tần]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia diễn gồm có NSUT [[Thành Lộc]] (vai ông Tư), NSUT [[Việt Anh (nghệ sĩ)|Việt Anh]] (vai ông Năm)... Vở diễn thành công đến mức đã đoạt được 4 huy chương vàng cho 4 nghệ sĩ khác nhau tại Liên hoan Sân khấu Chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1995 <ref>https://vnexpress.net/kich-ban-da-co-hoai-lang-dau-an-de-doi-cua-thanh-hoang-3783863.html</ref>. Về sau vở Dạ cổ hoài lang được trình diễn ở [[Sân khấu IDECAF]], với sự tham gia của NSUT Thành Lộc (vai ông Tư) và NSUT [[Hữu Châu]] (vai ông Năm). Ngoài ra bản thân NSUT Thanh Hoàng, NSUT [[Hoài Linh]]... cũng từng thử sức với vai ông Tư trên sân khấu <ref>https://vnexpress.net/kich-ban-da-co-hoai-lang-dau-an-de-doi-cua-thanh-hoang-3783863.html</ref>.
 
Phim điện ảnh [[Dạ cổ hoài lang (phim)|Dạ cổ hoài lang]]: do [[Nguyễn Quang Dũng]] làm đạo diễn, được công chiếu năm 2017 <ref>https://tuoitre.vn/tram-nam-da-co-hoai-lang-20190123095121004.htm</ref>. Bộ phim có sự tham gia của NSUT [[Hoài Linh]] (vai ông Tư), [[Chí Tài]] (vai ông Năm), NSUT [[Ngọc Hiệp]] (vai bà Tư), cùng các diễn viên trẻ như [[Will]] (vai ông Tư lúc trẻ), [[Đình Hiếu]] (vai ông Năm lúc trẻ) v.v... <ref>https://tuoitre.vn/bat-ngo-hoai-linh-trong-tuyet-trang-cua-da-co-hoai-lang-1269169.htm</ref>