Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục tuổi ấu thơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Lanh61155 (thảo luận | đóng góp)
→‎Cơ bản về giáo dục trẻ nhỏ: thêm chú thích cho khái niệm về bản thân
Dòng 8:
Những chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này và các nhà giáo dục cho trẻ nhỏ đều nhất trí rằng các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng không thể tách rời trong quá trình [[giáo dục]] cho trẻ ở tuổi ấu thơ.
 
2 năm đầu tiên của cuộc sống được dành ra để xây dựng nên "khái niệm về bản thân" <ref>[http://tuvanvala.com/index.php?option=com_content&view=article&id=228:khai-niem-ban-than-va-ly-thuyet-cua-so-johari&catid=83:gioi-thieu-trac-nghiem&Itemid=139 Khái niệm bản thân và lý thuyết cửa sổ Johari]</ref> của đứa trẻ. Đây là một phần trọng yếu trong sự hình thành [[nhân cách]] của trẻ—trẻ nhìn nhận bản thân như thế nào, trẻ nghĩ mình sẽ cư xử như thế nào, trẻ mong muốn người khác sẽ cư xử như thế nào trong mối liên hệ với trẻ. Vì lý do đó, trong giai đoạn này phải chắc chắn rằng ngoài việc cha mẹ cần cẩn trọng và chỉ nhờ cậy những người chăm sóc trẻ được lựa chọn và đào tạo kỹ càng, họ cũng cần phải tập trung vào mối liên kết của trẻ với cha mẹ, họ hàng, [[văn hóa]] và [[ngôn ngữ]] của [[gia đình]]. Những chương trình chăm sóc, người giáo dục... chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ cho [[gia đình]] chứ không phải là sự thay thế.
 
Những năm tiếp theo, từ 3 đến 8 tuổi, là giai đoạn mà tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ nhỏ thường bị đánh giá thấp một cách sai lầm, bị quy về đồng nghĩa với việc trông giữ trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển [[tư duy]], [[nhân cách]], và có ảnh hưởng lớn đến suốt cuộc đời. (Ở tuổi lên 5, 50% cấu trúc kết nối của não đã được hoàn thiện, ở tuổi lên 8, con số này là 80%). Sự thực khác là đây cũng chính là giai đoạn trẻ dễ tiếp thu, học hỏi cái mới nhất (Bộ não có khả năng học hỏi nhanh nhất và dễ dàng nhất trong những năm trước và những năm đầu tiên tới trường) <ref>[http://www3.interscience.wiley.com/journal/33748/home Groark, Christina J., et. al. (2008) Infant Mental Health Journal - Volume 29, Issue 4, Special section on Russian orphanages. Michigan Association for Infant Mental Health.]</ref>. Vì vậy những nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn này là "cửa sổ cơ hội" (window of opportunites) mà trẻ cần phải nhận được sự quan tâm giáo dục, chăm sóc thích đáng để phát huy hết tiềm năng trong tương lai.