Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Giác Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã thêm Thể loại:Tân Bình dùng HotCat
Dòng 25:
 
==Giới thiệu sơ lược==
Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, [[minh Hương|người Minh Hương]], quyên tiền xây dựng vào [[mùa xuân]] năm [[Giáp Tý]] ([[1744]]) đời chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]]. Ban đầu chùa có tên là '''Sơn Can''' (sơn là núi, cangcan là gò nông), về sau còn được gọi là '''Cẩm Sơn''' do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là '''Cẩm Đệm''' vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm <ref>Huỳnh Minh, ''Gia Định xưa'', tr. 246.</ref>.
 
Từ năm [[1744]] đến năm [[1774]], chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến trụ trì chùa hay không, vì thiếu tài liệu <ref>Theo Nguyễn Hiền Đức, sách đã dẫn, tr. 283.</ref>. Chỉ biết vào năm [[1774]], Thiền sư [[Phật Ý- Linh Nhạc]] (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư [[Tổ Tông- Viên Quang]] (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.
 
Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở [[Gia Định]] và cả [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Đến năm [[1873]], dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách [[Phật giáo]].
 
Danh sĩ [[Trịnh Hoài Đức]] trong quyển ''[[Gia Định thành thông chí]]'' đã miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau: ''"Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba [[dặm Anh|dặm]]..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!"''...