Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎đầu: đề nghị nêu lý do gỡ bảng
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 863:
 
[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] và [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho mục tiêu chung là giành độc lập cho đất nước. Trong khi đó, quân nhân Mỹ và đồng minh dù trang bị tốt nhưng lại thường mơ hồ về lý tưởng chiến đấu, phần lớn họ cảm thấy vô lý khi phải sang chiến đấu tại một đất nước xa lạ. Chiến tranh càng kéo dài thì càng hao tổn tiền bạc, thương vong ngày càng tăng thì tinh thần chiến đấu của lính Mỹ càng xuống thấp, tâm lý phản chiến trong quân đội và dân chúng Mỹ càng tăng lên. Khi tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng, chính phủ Mỹ sẽ đánh mất sự ủng hộ của đa số người dân Mỹ, khi đó chính phủ Mỹ cũng không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh được nữa. Các lãnh đạo [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã nhận ra và khai thác tối đa điểm yếu này của Mỹ để đánh bại họ<ref>[http://ic.galegroup.com/ic/uhic/ReferenceDetailsPage/ReferenceDetailsWindow?failOverType=&query=&prodId=UHIC&windowstate=normal&contentModules=&display-query=&mode=view&displayGroupName=Reference&limiter=&currPage=&disableHighlighting=true&displayGroups=&sortBy=&search_within_results=&p=UHIC%3AWHIC&action=e&catId=&activityType=&scanId=&documentId=GALE%7CBT2336200026&source=Bookmark&u=imgacademy&jsid=5116c558dde83f89d502b9ce6a804831 Army of the Republic of Vietnam (ARVN)]</ref>. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc đấu về sự bền bỉ trong việc chịu đựng gánh nặng chiến tranh và động viên sự ủng hộ của người dân. Mỹ đã thất bại vì sức bền của họ không bằng được đối thủ và chính phủ Mỹ đã đánh mất sự ủng hộ của người dân, cũng giống như cách mà Pháp đã thất bại trước đó.
 
Trung tướng [[Bernard Trainor]], từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình [[Kế hoạch Staley-Taylor|Chiến tranh đặc biệt]] và [[Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)|Chiến tranh cục bộ]], so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc [[cách mạng Mỹ|chiến tranh giành độc lập Mỹ]]:
{{cquote|''"Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc [[Cách mạng Mỹ|Cách mạng của Mỹ]]. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu (của Mỹ) là thu phục trái tim khối óc của người dân Việt Nam, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược [[Chiến lược Tìm và diệt|Tìm và diệt]] của [[William Westmoreland|Westmoreland]]…"''.<ref>[http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/194762/print/Default.aspx Vì sao "chiến tranh cục bộ" thất bại?]</ref>}}
 
Để trả lời câu hỏi ''"vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ"'', [[Pino Tagliazucchi]], nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm ''"một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển..."'' rồi kết luận rằng đó chính là: ''"lịch sử và văn hoá của [[dân tộc Việt Nam]] và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người."''<ref>{{Chú thích web | url = http://vietnamnet.vn/vn/tin-noi-bat/70376/nghi-ve-dao-ly-dan-toc.html | tiêu đề = Nghĩ về đạo lý dân tộc - VietNamNet | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 17 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref> Nhà sử học [[Stanley Karnow]] nhận xét: