Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam, 1976-1986”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cải tạo công thương nghiệp: replaced: nhân phẩm → nhân phẩm using AWB
Dòng 65:
 
===Tình hình thực hiện===
[[Tập tin:Tem phiếu thời bao cấp.jpg|nhỏ|tráiphải|250px|Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng [[chế độ tem phiếu]]]]
Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp nhiều khó khăn. Trước tiên là nguồn viện trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977. Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng quan trọng như [[gạo]], sợi, [[Dường (chất)|đường]], [[sữa]], vải vóc, thuốc men, v.v… Sau khi tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Việt Nam phải theo thể chế giá của khối này, trong đó có nguyên tắc giá trượt. Với nguyên tắc này, mức viện trợ 1,5 tỷ [[Ruble (Liên Xô)|ruble]] cho Việt Nam chỉ có sức mua bằng 600-700 triệu ruble trước khi vào khối.<ref>Đặng Phong (2008), trang 117-118.</ref> Thứ hai, từ năm 1978, [[Khmer Đỏ]] tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam vì vậy tăng mạnh. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam phản công đánh sang [[Campuchia]]. [[Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979|Chiến sự ở biên giới phía Bắc]] bùng nổ. Chi phí quốc phòng lại càng tăng vọt. Viện trợ cho [[Lào]] và Campuchia cũng tăng lên. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây và Nhật Bản vốn có viện trợ cho Việt Nam đã ngừng cung cấp viện trợ. Thứ ba, cuối năm 1978 và cả năm 1979, [[đồng bằng sông Cửu Long]] chịu những trận lũ lớn. Diện tích canh tác bị ngập úng tới 5-6 tháng. Thứ tư, và quan trọng, là cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến cho nền kinh tế miền Nam nói riêng và cả nước nói chung sa sút.