Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Kế Toại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Gia đình: chính tả, replaced: giáo sự → giáo sư using AWB
Dòng 75:
 
== Thân thế==
Ông quê tại làng Mông Phụ, tục gọi là làng Mía, tổng Cam Thịnh, huyện [[Phúc Thọ]], phủ [[Quảng Oai]], tỉnh [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]] (nay thuộc xã [[Đường Lâm]], thị xã [[Sơn Tây, Hà Nội|Sơn Tây]] thành phố [[Hà Nội]]). Năm sinh ông nhiều tài liệu ghi chép khác nhau, tuy nhiên theo tài liệu hồi ký và tộc phả do họa sĩ [[Phan Kế An]], con trai ông, cung cấp, thì ông sinh ngày 5 [[tháng giêng|tháng Giêng]] năm [[Nhâm Thìn]], tức ngày [[2 tháng 2]] năm [[1892]]. Ông là con thứ 3 của cử nhân Phan Kế Tiến, Tuần phủ tỉnh Phúc Yên<ref>Có tài liệu ghi là Tuần phủ Thái Bình.</ref>.
 
Xuất thân sinh ra trong một gia đình quan lại, từ nhỏ, ông được cha kèm cặp Nho học sau đó được đưa ra [[Hà Nội]] học phổ thông (Tây học). Năm 1903, ông có dịp gặp gỡ và quen biết với một số cậu ấm con quan khác như [[Bùi Kỷ]], [[Võ Liêm Sơn]],.<ref>[http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT1560338550 Những chuyện Bác Hồ cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn]</ref>
 
Là một quan chức trong chính quyền bảo hộ, cha ông đã thu xếp cho ông vào học trường Hậu bổ (trường hành chính quốc gia) để chuẩn bị bước đường làm quan sau này. Những năm 1911-1914, ông được chính quyền bảo hộ của [[Pháp]] trao học bổng du học tại trường Hành chính thuộc địa (''l’Ecole Coloniale'') tại [[Paris]]. Khi mới sang Pháp, ông đã gặp lại người bạn cũ [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Sinh Cung]], bấy giờ mang tên [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Tất Thành]] và đang làm nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn [[Amiral Latouche-Tréville (tàu buôn)|Đô đốc Latouche-Tréville]] của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs Réunis), cũng đang xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận. Đầu tháng 12 năm [[1912]], Nguyễn Tất Thành sang [[Hoa Kỳ]], bắt đầu con đường khám phá thế giới của riêng mình.
 
==Sự nghiệp làm quan==
Dòng 93:
Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhận thấy người Nhật chỉ lợi dụng người Việt như một thuộc địa chẳng kém người Pháp. Khi quân Nhật ép ông phải biểu dụ dân chúng nhổ lúa trồng đay và nộp thóc cho Nhật, ông đã cáo ốm tỏ thái độ bất hợp tác. Ông còn ngầm ủng hộ con trai [[Phan Kế An]] và nhóm bạn bè đang học [[Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam|Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương]] hoạt động cho Việt Minh - giấu súng, đạn trên trần nhà mình ở [[Đường Lâm]].<ref>[http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=41009&ChannelID=8 Thăm nhà họa sĩ Phan Kế An]</ref><ref name="hanoimoi">[http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/179632/phan-k7871-to7841i--m7897t-nhan-s297-yeu-n4327899c.htm Phan Kế Toại - Một nhân sĩ yêu nước]</ref>
 
Tháng 7 năm 1945, ông xin từ chức Khâm sai nhưng chưa được triều đình chấp nhận, nên vẫn phải tiếp tục tạm quyền. Ngày [[15 tháng 8]] năm 1945, [[Nhật Bản|Nhật]] đầu hàng [[Đồng minh]]. Ngay ngày hôm sau, hai cán bộ Việt Minh là [[Nguyễn Khang]] và [[Lê Trọng Nghĩa]] vào Phủ Khâm sai tại Hà nội để thuyết phục ông hợp tác. Tuy nhiên, ngày [[17 tháng 8]], triều đình có quyết định cho ông từ chức, cử bác sĩ [[Nguyễn Xuân Chữ]] lên thay. Dù vậy, nhận định thế mạnh của Việt Minh bấy giờ là không thể ngăn cản được, để hạn chế đổ máu, lúc 22 giờ ngày 17 tháng 8, trước khi rời Bắc Bộ Phủ, ông đã dặn dò cho viên Chính quản Lại (sở) cùng một bảo an binh tên là Nguyễn Sỹ Là, phải: "''Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công''".
 
Rời khỏi Phủ Khâm sai, ông về tư gia ở phố [[Hàng Bột]]<ref name="hanoimoi"/>. Nhờ ông, cuộc biểu tình do Việt Minh chỉ đạo lúc 9 giờ sáng ngày [[19 tháng 8]], vào chiếm phủ Khâm sai, chiếm súng đạn, cướp chính quyền không phải nổ súng và đổ máu.
Dòng 100:
 
==Tham gia chính phủ cộng hòa==
Người Pháp không dễ dàng chịu mất [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] nên đã tìm cách nổ súng để tái chiếm thuộc địa. Dù chống cự rất quyết liệt nhưng trước sức mạnh của quân Pháp, Nam Bộ nhanh chóng bị người Pháp kiểm soát phần lớn. Chiến sự dần mở rộng đến Trung Bộ. Tại Bắc Bộ, dù chính phủ đã cố gắng hòa hoãn bằng ngoại giao, nhưng người Pháp vẫn quyết tâm dùng vũ lực. Đến lượt [[Hà Nội]] bị quân Pháp tái chiếm. Ông cùng dân cư trong làng tản cư về Thanh Lũng, [[Sơn Tây (thị xã)|Sơn Tây]].
 
Năm 1947, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] cho người về tận Thanh Lũng mời ông ra tham gia [[Chính phủ]] nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Bấy giờ, ông đã biết vị Chủ tịch [[Chính phủ]] nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] là người bạn năm xưa, nên đã nhận lời<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200936/20090901232447.aspx Chuyện người họa sĩ con quan đại thần]</ref>. Ông được đón lên [[Việt Bắc]] và được bổ nhiệm làm quyền [[Bộ trưởng]] [[Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam|Bộ Nội vụ]] vào tháng 11 năm 1947, thay cho cụ [[Huỳnh Thúc Kháng]] vừa qua đời lúc trước đó 7 tháng.
Dòng 117:
Ông có 2 đời vợ. Bà vợ đầu là bà Nguyễn Thị Nhân Lý - con gái một vị hương chính ở Hà Tĩnh, xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh. Bà đã sinh cho ông Phan Kế Toại 7 người con, nhưng không may sớm mất một người. Bà qua đời khoảng năm 1933-1934.
 
Sau đó ông tục huyền với bà Nguyễn Thị Mão (1903-1992), người làng Lai Xá, xã Kim Chung, phủhuyện [[Hoài Đức]], tỉnh Hà đôngĐông. Bà Mão xuất thân là nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh trường Albert SaraultSarraut, tốt nghiệp khoá 1924-1927 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, là bạn thân của bà vợ đầu, là nữ giáo viên đầu tiên của Hà Nội, biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga và là chị gái của các ông [[Nguyễn Văn Huyên]], [[Nguyễn Văn Hưởng (luật sư)|Nguyễn Văn Hưởng]]. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thời đó tốt nghiệp khoa Toán trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương và dạy toán nhiều năm tại trường nữ sinh trung học Đồng Khánh. Bà sinh hạ cho ông thêm 4 người con{{fact|date=7-2014}}.
 
Các con ông có những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.