Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Nunt123 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của GiaoThongVN
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công Đã bị lùi lại
Dòng 81:
{{Lịch sử Việt Nam}}
Trong [[thế kỷ 18]], nước [[Đại Việt]] nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các [[chúa Trịnh]] ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở [[Thăng Long]] và các [[chúa Nguyễn]] ở phía Nam, đóng đô tại thành [[Cố đô Huế|Phú Xuân]]. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với [[nhà Lê trung hưng|nhà Lê]] để củng cố quyền lực cho mình.
 
Giống như [[Trung Quốc]] ở thời điểm đó, đời sống [[nông dân]] rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.{{fact|date=26.9.2015}}
 
Cuộc chiến [[Trịnh-Nguyễn phân tranh|Trịnh Nguyễn phân tranh]] kết thúc năm [[1672]] và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các [[chúa Trịnh]] khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các [[chúa Nguyễn]] dần dần sáp nhập vương quốc [[Chiêm Thành]] và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc [[Chân Lạp]]. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là [[Xiêm]]. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ [[Đàng Trong]] về phía Nam.
Hàng 120 ⟶ 118:
{{main|Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1771-1785}}
===Tình hình Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn===
Ở Đàng Trong, trong những năm cuối đời, Chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]] đâm ra say mê tửu sắc, không còn quan tâm việc nước nữa, giao hết mọi việc cho quyền thần [[Trương Phúc Loan]]. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:
:''Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính [[Trương Phúc Loan]] đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ [[Nguyễn Phúc Ngọc Cầu]], con của Dận quốc công [[Nguyễn Phúc Điền]]. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này''.{{cn}}
 
Chính sự của họ Nguyễn ngay từ thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định.<ref>Nguyễn Phan Quang, danh mục tham khảo, tr. 209.</ref> Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt.<ref>Nguyễn Phan Quang, danh mục tham khảo, tr. 210.</ref> Năm [[1741]], Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm [[1765]] lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước.<ref>Nguyễn Phan Quang, danh mục tham khảo, tr. 211.</ref>
 
Hàng 302 ⟶ 297:
 
====Tấn công thế lực người Hoa====
Sử sách [[nhà Nguyễn]] và một số thư từ của các giáo sĩ ở Gia Định thời đó đều ghi lại việc tấn công người Hoa của Tây Sơn vào năm [[1782]], do những người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Việc người Hoa trợ giúp cho chúa Nguyễn khiến họ gây nên mối thù với Tây Sơn và [[Nguyễn Nhạc]] đã coi người Hoa là đối thủ chiến tranh cần phải diệt trừ. Ngoài ra, phần lớn ngoại thương ở miền Nam khi đó nằm trong tay thương nhân người Hoa, một sắc dân từ ngoại quốc, khiến Tây Sơn thấy rằng cần phải loại bỏ thế lực kinh tế của họ để tránh mối đe dọa với họ sau này.{{fact}}
 
Quân Tây Sơn khi tấn công vào [[Cù lao Phố]] thì gặp phải sự chống đối mạnh của quân Hòa Nghĩa ([[người Hoa]]) ủng hộ [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc [[Phạm Ngạn]] tử trận, binh lính thương vong nhiều, [[Nguyễn Nhạc]] nghe tin rất đau xót (''[[Đại Nam thực lục]]'' viết: ''"...Nguyễn Nhạc nghe tin Ngạn chết, đau như mất hai tay"''), ông cho rằng đạo quân Hòa Nghĩa toàn là [[nhà Thanh|quân Thanh]] trá hình, rồi nổi giận ra lệnh phá nát khu người Hoa ở Gia Định để trả thù.<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=111}}.</ref><ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|pp=522-523}}.</ref>
Hàng 746 ⟶ 741:
 
===Những hậu duệ cuối cùng và nghi vấn còn tồn tại===
Năm Minh Mạng thứ 12 ([[1831]]) quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Văn Đâu. Đâu là con của Đức, cả hai đều bị chém ngang lưng. Từ đây Tây Sơn bị tận diệt. Tuy nhiên theo phân tích của nhà sử học Đỗ Bang, nhiều khả năng chỉ là tuyên bố để trấn an lòng dân. Nguyễn Văn Đức và Văn Lương đều là con cháu của [[Nguyễn Nhạc]]. Tây Sơn bị diệt vong năm [[1802]],trong khi 2 ông này bị bắt năm [[1831]], như vậy cũng phải hơn 30 tuổi. Vậy thì việc chỉ có Văn Đâu là con của Văn Đức là điều vô lý. Nhất là khi Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Lương ý thức được rằng việc duy trì nòi giống cho nhà Tây Sơn là điều hết sức quan trọng khi triều Nguyễn truy lùng rất gắt gao. Rất có thể vẫn còn những hậu duệ của hai người này mà triều Nguyễn vẫn chưa bắt được và Văn Đâu chỉ là một trong những người cháu bị triều Nguyễn bắt được.{{fact}}
 
Ngoài ra Đỗ Bang còn đưa ra nghi vấn về việc Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc. [[Nguyễn Nhạc]] đặt niên hiệu cho mình là Thái Đức thì không có lý do gì lại đặt tên con mình là Đức. Nhiều khả năng đây chính là con của [[Quang Trung]] và [[Lê Ngọc Hân]]. Và nếu có như vậy thì lúc bị bắt ông đã gần 40 tuổi, không thể chỉ có một người con là Nguyễn Văn Đâu, càng củng cố cho giả thuyết trên.
 
Ngoài ra một số tư liệu mà Đỗ Bang cung cấp thì bà Nguyễn Thị Bích đã cùng con bà chạy thoát khỏi sự tru diệt của [[Nguyễn Ánh]].
 
Ngoài ra Đỗ Bang còn đưa ra nghi vấn về việc Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc. [[Nguyễn Nhạc]] đặt niên hiệu cho mình là Thái Đức thì không có lý do gì lại đặt tên con mình là Đức. Nhiều khả năng đây chính là con của [[Quang Trung]] và [[Lê Ngọc Hân]]. Và nếu có như vậy thì lúc bị bắt ông đã gần 40 tuổi, không thể chỉ có một người con là Nguyễn Văn Đâu, càng củng cố cho giả thuyết trên. Ngoài ra một số tư liệu mà Đỗ Bang cung cấp thì bà Nguyễn Thị Bích đã cùng con bà chạy thoát khỏi sự tru diệt của [[Nguyễn Ánh]].
Nghi vấn về hậu duệ nhà Tây Sơn? Người đọc bổ sung thêm phần này: Có dòng họ ở [[Hà Nội]] vẫn truyền miệng cho các đời con cháu về nguồn gốc của dòng họ là có nguồn gốc từ [[Đàng Trong]]. Vào những năm đầu [[thế kỷ 19]] do bị truy sát - tru di tam độc, lo sợ dòng họ bị giết hết người nên một bà cô đã đưa 2 cháu trai khoảng 6-10 tuổi chạy trốn từ [[Đàng Trong]] ra sinh sống ở một vùng ven sông ngoại thành Hà Nội ngày nay. Chiếu theo lịch sử thời đó, 2 người cháu trai được đưa đi chốn thoát này có thể là hậu duệ nhà Tây Sơn?{{fact}}
 
===Nguyên nhân thất bại===
[[Tập tin:Gương đồng Tây Sơn.jpg|nhỏ|250px|tráiphải|Gương đồng và bát cổ thời Tây Sơn, hiện trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung ([[Bình Định]]).]]
Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù. Đặc biệt dưới quyền chỉ huy của [[Nguyễn Huệ]], đó là đội quân bách chiến bách thắng.<ref>Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng, danh mục tham khảo, tr. 346.</ref> Vậy thì vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của [[Nguyễn Ánh]] để gây thành hậu họa sau này?
 
Hàng 774 ⟶ 765:
Một nguyên nhân khác là tình hình miền Bắc Việt Nam thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, nhiều người dân và sĩ phu Bắc Hà vẫn tưởng nhớ [[nhà Hậu Lê]] và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng đó làm nhiều người Bắc Hà có những ảo tưởng: họ mong đợi, thậm chí trợ giúp quân [[Nguyễn Ánh]] ở trong Nam kéo ra đánh Tây Sơn. Họ nghĩ rằng Nguyễn Ánh là dòng dõi [[Nguyễn Kim]] (vị trung thần đã có công khôi phục nhà Hậu Lê), lại vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê nên vẫn là bề tôi của [[nhà Lê]], sau khi thắng Tây Sơn thì Nguyễn Ánh sẽ giúp [[nhà Hậu Lê]] tái lập. Chỉ đến sau này, khi Nguyễn Ánh không trả ngôi vua cho nhà Lê mà tự lên ngôi hoàng đế thì những người này mới "vỡ mộng" và thất vọng.
 
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá [[Cù lao Phố]], sát hại [[người Hoa]] ở đây nên trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ.<ref>Lịch sử Gia Định-Sài Gòn trước 1802-Cao Tự Thanh-Nhà Xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh p 120-121 2/2007.</ref> Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là [[Georges Dutton]],<ref>Georges Dutton là Phó Giáo sư (''Assistant Professor'') khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, đồng thời là Giám đốc Chương trình Liên khoa Đông Nam Á Học của [[Đại học California tại Los Angeles]] (UCLA).</ref> sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung ở mọi vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay chúa Nguyễn - trong những thời điểm nhất định:.<ref name="HL">George Dutton (Nguyệt Cầm chuyển ngữ), ''[http://www.hopluu.net/HL82/NGUYETCAM-GEORGEDUTTON.htm Xem xét lại thời Tây Sơn]'', tạp chí Hợp Lưu, Số 82, Tháng 4-2005 và 5- 2005, tr. 244.</ref> Tây Sơn cưỡng bức nông dân đi lính và xây dựng công trình tàn nhẫn không kém gì chúa Trịnh hay chúa Nguyễn. Họ bắt tất cả mọi người đi lao dịch trừ phụ nữ đang cho con bú. Nhà Tây Sơn thẳng tay bắt lính và trừng trị nặng nề những ai không muốn theo họ. Đa phần binh lính của họ là lính quân dịch và thường bị các cấp chỉ huy đối xử tàn bạo. Tây Sơn liên tục tiến hành chiến tranh khiến cuộc sống của dân chúng ở những nơi họ kiểm soát còn tệ hơn dưới thời chúa Trịnh hay chúa Nguyễn. Tây Sơn cũng nổi tiếng ưa đốt phá, cướp bóc vì vậy họ đến đâu là dân chúng tìm cách trốn khỏi vùng họ kiểm soát để không bị cưỡng bức đi lính hay đi lao dịch.<ref name="dutton">[https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46966079 Ý kiến nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại], BBC Tiếng Việt, 8 tháng 2 2019</ref>
:''"...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực [[nhà Nguyễn]] ở sâu trong miền nam... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả [[Pigneau de Behaine]] (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm [[1791]], cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát."''
:''"... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm"."''
Hàng 796 ⟶ 787:
Ngày nay thì nhà Tây Sơn được sử sách Việt Nam coi là một triều đại chính thống, vua [[Quang Trung]] được ca ngợi là một vị vua văn võ song toàn với những chiến tích chống ngoại xâm hiển hách. Còn [[nhà Nguyễn]], với cách giành ngôi đầy tai tiếng, phản lại lợi ích dân tộc của [[Nguyễn Ánh]] (cắt đất để cầu viện quân xâm lược Pháp, mời quân Xiêm đánh Nam Bộ, chở gạo hỗ trợ cho quân Thanh đánh Bắc Bộ), rồi sau đó lại mắc những sai lầm trong việc cai trị, cuối cùng bạc nhược đầu hàng quân Pháp xâm lược, đã chịu sự phê phán nghiêm khắc (dù nhà Nguyễn tồn tại lâu dài hơn nhiều so với nhà Tây Sơn).
 
== Nghi vấn về việc đào mộ các Chúa Nguyễn trong sách sử nhà Nguyễn==
Vào thời [[Nhà Nguyễn]], các vua Nguyễn truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn, bởi quân Tây Sơn đã đánh đổ các chúa Nguyễn. Vua Quang Trung bị gán cho là "giặc cướp", "thảo khấu" trong các bộ sử của nhà Nguyễn, những hành vi xấu xa cũng thường bị gán cho ông. Ví dụ, sách [[Đại Nam thực lục]] do nhà Nguyễn biên soạn quy tội Nguyễn Huệ đã ra lệnh đào mộ 8 chúa Nguyễn<ref>Thực lục I, tr.466</ref>:
:''“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa.''