Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Cao Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Bàng Bá Lân (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của InternetArchiveBot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 189:
 
==Tiểu sử & Binh nghiệp==
Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1930 tại [[Sơn Tây (thị xã)|thị xã Sơn Tây]], quê làng Mai Trai<ref name=vnn1/>, thuộc phường [[Quang Trung, thị xã Sơn Tây|Quang Trung]] thị xã [[Sơn Tây (thị xã)|Sơn Tây]], [[thế kỷ 19]] là xã Mai Trai, tổng Thanh Vị, huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, tỉnh [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]]<ref>Cuốn ''Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 42.</ref>). Ông là con thứ ba và là con trai độc nhất của ông giáo Nguyễn Cao Hiếu. Thiếu thời, ông là một học sinh giỏi, nhưng rất ngỗ nghịch. Ông học Tiểu học ở Sơn Tây hết lớp Nhì ''(lớp 4 bây giờ)'' thì được cho về Hà Nội vào học ở [[trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội|trường Bưởi]] (hay trường trung học Bảo hộ – ''Lycée du protectorat'' – nay là trường Trung học phổ thông Chu Văn An). Năm 1950 ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần Pháp (Part I).
[[Tập tin: SonTay1883.gif|nhỏ|phải|<center>Làng Mai Trai, tổng Thanh Vị, huyện Minh Nghĩa (Tùng Thiện), phủ Quảng Oai. Quê Nguyễn Cao Kỳ nằm phía đông nam thành cổ Sơn Tây]]
 
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 50/600.094. Được theo học khóa 1 Lê Lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc [[Thiếu úy]]. Ra trường, ông được phân bổ về một đơn vị Bộ binh làm Trung đội trưởng, đồn trú tại châu thổ sông Hồng. Tháng 12 cùng năm, ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân tại Hà Nội và được đi du học lớp Huấn luyện Phi hành Vận tải cơ DC.3 ''(C.47)''. Tiếp đến, ông được huấn luyện trên loại phi cơ T.6 tại trường Phi hành ''(École Pilot–age)'' Marrakeck ở Vương quốc [[Pháp bảo hộ Maroc|Maroc]], Bắc Phi ''(thuộc địa của Pháp)'' trong thời gian 9 tháng. Năm 1953, chuyển đến căn cứ Không quân Vord, miền nam Thủ đô Paris, Pháp, ông được huấn luyện tiếp trên một loại máy bay 2 động cơ M.A.315 ''(Marcel Dassaut)'' để học bay trời mù sương. Sau đó qua Algérie thụ huấn về phi cơ oanh tạc. Sau [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]], ông ở lại tham gia [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của [[Không lực Việt Nam Cộng hòa]].
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Dòng 243:
 
==Những năm cuối đời==
Từ năm 2004–2008, sau khi sống tại [[Hoa Kỳ]], ông đã bốn lần về [[Việt Nam]] bốn lần. Ông có tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Con gái ông, [[Nguyễn Cao Kỳ Duyên]], là một ca sĩ, luật sư và là [[người dẫn chương trình]] của cộng đồng [[người Việt]] hải ngoại. Khi trở về Việt Nam, ông được nhiều cấp cao của Việt Nam đón tiếp, đó là những người có trọng trách bên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc (Chủ tịch [[Phạm Thế Duyệt]]).
 
Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho [[Đào Hồng Tuyển]],<ref name=vnn2/> một trong những người giàu nhất Việt Nam, thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân [[golf]], được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ<ref name=vnn3/>.
Dòng 252:
 
==Gia tộc và gia đình==
[[Tập tin:DatToNoiNguyenCaoKy.jpg|nhỏ|phải|Mặt trước mảnh đất trên có các căn nhà số 51 và 53 phố Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, [[thị xã Sơn Tây]], thành phố [[Hà Nội]] là nơi mà đầu thế kỷ XX từng là tòa nhà của ông nội Nguyễn Cao Kỳ là cụ Nguyễn Cao Côn. Hiên nay tại căn nhà số 51, trong ngõ có người cháu gái con anh họ của ông Kỳ đang sống.]]Ông nội của ông là cụ Nguyễn Cao Côn<ref>[http://thanhnien.vn/thoi-su/dong-ho-nguyen-cao-ky-nhung-nguoi-ben-kia-bo-doan-tu-630071.html Dòng họ Nguyễn Cao Kỳ: Những người 'bên kia bờ đoàn tụ', ThanhNienOnline, ngày 05/11/2015.]</ref> làm tới chức Thương tá (tức Thương biện hay Thương tá Tỉnh vụ) [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|tỉnh Sơn Tây]]. Theo ông, thân phụ của ông sinh năm 1895 trong một gia đình [[Nho giáo|Nho sỹ]] và làm quan chức địa phương. Thân phụ Nguyễn Cao Kỳ là cụ Nguyễn Cao Hiếu, làm nghề [[giáo viên|thầy giáo]], sinh được 4 người con: 3 gái 1 trai. Ông là người con thứ tư và là con trai duy nhất. Trong hồi ký của mình mang tên Đứa con cầu tự (Buddha’s Child), ông viết: ''As the only boy among four sisters, I was treated like a little prince and allowed to do whatever I pleased. My three older sisters tell me that when I was a toddler, the only thing that would make me stop crying and smile was to let me smash a dish or a glass against the floor.''<ref>[http://books.google.com.vn/books?id=uZLqAQAAQBAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Buddha's Child: My Fight to Save Vietnam, Nguyễn Cao Kỳ, mục 2 Thời thơ ấu (Childhood).]</ref> (Là cậu bé duy nhất trong số bốn chị em. Tôi được cưng chiều như một hoàng tử và được phép làm bất kỳ điều gì mình thích. Ba người chị của tôi từng kể với tôi rằng: Khi tôi còn là một đứa trẻ chập chững biết đi, cách duy nhất làm cho tôi nín khóc và nở nụ cười là để cho tôi đập vỡ đĩa chén xuống sàn nhà.) Thuở nhỏ, Nguyễn Cao Kỳ đã từng sống tại phố Hữu Lợi, [[Sơn Tây, Hà Nội|thị xã Sơn Tây]], tỉnh Sơn Tây; nay là số nhà 51 phố Ngô Quyền, [[Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây|phường Ngô Quyền]], [[Sơn Tây, (thị Nộixã)|Thị xã Sơn Tây]], [[Hà Nội]]. Ký sự của Lê Tuấn Vũ về chuyến hồi hương đầu tiên của ông vào tháng 1 năm 2004, có tường thuật như sau:"''Chiều ngày 7/1/2004, tức 16 tháng chạp âm lịch, chỉ còn 14 ngày nữa là đến tết 2004, chúng tôi có mặt tại Thị xã Sơn Tây. Cả một con phố Ngô Quyền dài, nơi ông sinh ra và lớn lên, đang râm ran bàn tán chuyện ông được về thăm quê...''".<ref name="vnn4" />
 
Ông có ba người vợ với 6 người con: