Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lăng Ông (Bà Chiểu)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi Xóa chú thích Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 2405:4803:C33A:7F00:A569:AAC2:65EA:8778 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Buiquangtu
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 37:
 
===Lăng mộ===
Toàn thể khu [[mộ]] đều được xây bằng một loại vữa hợp chất<ref>Còn được gọi là ''ô dước''. Chất này gồm ba thành phần chính: cát, vôi, chất kết dính. Trong đó, cát là loại cát sông mịn; vôi là vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò, san hô nghiền vụn; chất kết dính là nhựa cây ô dước, mật mía, mật ong, nhựa dây tơ hồng hoặc bời lời. Ngoài ra, còn có chất phụ gia như: than hoạt tính, đá ong nghiền vụn, giấy dó...</ref>.
Toàn thể khu [[mộ]] đều được xây bằng một loại vữa hợp chất ( Khang )
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn<ref>Bà là một cung nhân nết na, được vua [[Gia Long]] đứng ra gả cưới. Khi Lê Tả quân bị tội, bà về ngụ nơi xóm Chợ Rẫy, trong một ngôi chùa [[Phật]], do bà mẹ năm xưa đứng tạo lập tục danh là Chùa Bà Dội (''Sài Gòn năm xưa'', Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 86 và 160). Bà không bị giết vì Lê Văn Duyệt là người yêm hoạn (theo luật thời bấy giờ, bà không phải là vợ nên được miễn nghị). Còn tên chùa, ông Dũng ghi là chùa Bà Dồi, ở gần [[Bệnh viện Chợ Rẫy]] (''Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ'', tạp chí Xưa và Nay xuất bản, 2008, tr. 155).</ref>. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả [[trứng]] [[ngỗng]] xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn [[hình chữ nhật]]. Theo các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư, mộ này còn được gọi là mộ "quy" (quy tức là rùa, vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm). Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt [[nhang]] đèn.