Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Nguyên kiếm khách”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa chữ Hán
Cập nhật mới
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 43:
Yến Linh đã được phó tổng tiêu đầu Dương Vân Dực tin tưởng và đặt cả trọng trách lên vai cô sứ mệnh hộ tống huyết thư lên đến kinh thành, giao tận tay cho (Đô sát ngự sử) là Châu Ứng Long. Đoạn Trường Hồng vốn là kẻ bất chấp mọi thủ đoạn và nham hiểm. Hắn tiếp tục bày thêm nhiều mưu kế hiểm độc, đồng thời cấu kết với Âm Thiếu Khanh và Vân Tam Nương nhằm đoạt lấy "huyết thư" từ tay Yến Linh. Nhờ sự thông minh, cương trực cộng với sự giúp đỡ của những kiếm khách hiệp nghĩa như Tư Mã Vô Tình, Âu Dương Vô Địch hay (thanh sam khách) Lý Văn Dương nên mưu đồ của chúng cùng tay sai đều bị thất bại. Cả ba vị đang đầu của Thiết Y Vệ (Vân Tam Nương, Âm Thiếu Khanh, Đoạn Trường Hồng) lần lượt bị đánh bại và họ đã phải trả giá cho những tội ác của mình.
 
Hay tin, Nghiêm Tung liền sai tổng quản của Thiết Y Vệ là Vạn Càn Khôn cùng hai vị đang đầu còn lại là Liễu Vô Tam và ChiếuChiến Phong Vân tiếp tục bày mưu, tính kế nhằm tiêu diệt Triệu Yến Linh và Trung Nguyên tiêu cục. Triệu Yến Linh nhờ trí thông minh của mình đồng thời còn được những người trượng nghĩa Lý Văn Dương hay Kim Bất Phàm nhiều lần ra tay giúp đỡ vượt qua hiểm nguy.
 
Sau tất cả, Vạn Càn Khôn cùng Thiết Y Vệ đã có trận tử chiến cuối cùng với Trung Nguyên tiêu cục (với sự trợ giúp của Lý Văn Dương, Hoàng Sa và tổng tiêu đầu của Hồng Phong tiêu cục là Mã Hồng Phong), cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề và mất mát. Nhưng "Tà không thể thắng chánh", "công lý luôn đứng về phía chính nghĩa". Vạn Càn Khôn cùng Liễu Vô Tam và tay sai Thiết Y Vệ đã thất bại khi không thể đoạt lại bức huyết thư. Còn cha con Nghiêm Tung đã bị triều đình trừng trị thích đáng, tổ chức "bí mật" Thiết Y Vệ cũng bị triều đình xóa bỏ.