Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tòa nhà Quốc hội Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cuộc thi tuyển phương án kiến trúc: thừa từ (tối=nhất), replaced: tối ưu nhất → tối ưu using AWB
Dòng 84:
Do quy mô lớn và tính chất phức tạp của công trình, thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu phải thi tuyển phương án kiến trúc.<ref name="Le Kien"/> Có 25 phương án dự thi của 22 tổ chức thiết kế đến từ 12 quốc gia, ban tổ chức đã lập hội đồng chấm thi gồm những chuyên gia hàng đầu Việt Nam và bốn thành viên nước ngoài do Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế đề cử. Kết quả, phương án số 17 của Văn phòng kiến trúc gmp International GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức) đoạt giải nhất.<ref name="Le Kien"/><ref>{{Chú thích báo |author=Hoàng Giang |year=2007|url=https://www.sggp.org.vn/du-an-dau-tu-xay-dung-nha-quoc-hoi-nhieu-ky-vong-112190.html |title=Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội: Nhiều kỳ vọng |publisher=Báo Sài Gòn Giải Phóng |accessdate=ngày 22 tháng 6 năm 2020}}</ref> Các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cho rằng cuộc thi đã được tổ chức một cách thiếu chuyên nghiệp, không theo các tiêu chuẩn của cuộc thi quốc tế dành cho những công trình tầm cỡ như Nhà quốc hội dẫn đến số lượng và chất lượng các đồ án tham gia dự thi đều chưa đạt yêu cầu.<ref name="Doan Ky Thanh"/>
 
Từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2007, tại phòng 101, [[Trung tâm Hội nghị Quốc gia]] đã diễn ra triển lãm các phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội để trưng cầu ý kiến của người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc nhằm nghiên cứu lựa chọn phương án thiết kế tối ưu nhất.<ref name="Minh Tien">{{Chú thích báo |author=Minh Tiến|year=2007|url=http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Ve-du-an-xay-dung-nha-Quoc-hoi-moi-289502/ |title=Về dự án xây dựng nhà Quốc hội mới |publisher=Báo Công an nhân dân điện tử |accessdate=ngày 22 tháng 6 năm 2020}}</ref> Triển lãm trưng bày 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính (Chủ tịch hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế nhà Quốc hội mới) cho biết trong 17 phương án, có một phương án được giải A và bốn giải khuyến khích; sau khi trưng bày trong khoảng thời gian hai tuần để lấy ý kiến nhân dân, hội đồng tuyển chọn sẽ tổ chức một buổi hội thảo của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác góp ý bổ sung hoàn thiện cho các phương án được chọn. Kết quả sẽ được đệ trình lên Chính phủ quyết định phương án cuối cùng.<ref>{{Chú thích web |year=2007|url=http://baohungyen.vn/chinh-tri/200709/Cong-bo-17-phuong-an-thiet-ke-kien-truc-nha-Quoc-hoi-moi-108953/ |title=Công bố 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới |publisher=Báo Lao Động|publication-place=Báo Hưng Yên đăng lại |accessdate=ngày 22 tháng 6 năm 2020}}</ref>
 
Tranh luận về các phương án kiến trúc lại tiếp tục diễn ra trên các phương tiện truyền thông. Nhiều ý kiến, đặc biệt của giới kiến trúc sư Việt Nam cho rằng chưa có phương án nào trong cả 17 phương án là tối ưu và đáp ứng được các yêu cầu.<ref name="Kien truc su"/><ref name="Doan Ky Thanh"/><ref name="Nguyen Truc Luyen">{{Chú thích web |author=Nguyễn Trực Luyện |year=2008|url=https://kienviet.net/2008/03/18/kts-nguyen-truc-luyen-gop-y-mau-nha-quoc-hoi-moi/ |title=KTS Nguyễn Trực Luyện góp ý mẫu Nhà Quốc hội mới |publisher=Hội Kiến trúc sư Việt Nam |accessdate=ngày 22 tháng 6 năm 2020}}</ref> Tuy nhiên phương án L787 (tức phương án đạt giải A) vẫn chiếm ưu thế với số phiếu bình chọn cao nhất sau khi kiểm phiếu thăm dò ý kiến người tham quan triển lãm.<ref name="Minh Tien"/>