Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Kim – Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 134:
{{Chính|Nhạc Phi|Trận Yển Thành}}Tống Cao Tông thăng chức cho Tần Cối vào năm 1138 và giao cho ông ta nhiệm vụ thương lượng với nhà Kim.{{sfn|Tao|2009|p=677}} Trong triều, Nhạc Phi, Hàn Thế Trung cùng đông đảo quan chức, chỉ trích kịch liệt các đề nghị hòa bình.{{sfn|Tao|2009|p=679}} Với quyền kiểm soát [[Đô sát viện]], Tần Cối thanh trừng bớt kẻ thù của mình rồi tiếp tục tiến hành đàm phán. Năm 1138, nhà Kim và nhà Tống thiết lập một hiệp ước chọn sông Hoàng Hà làm giới tuyến đồng thời công nhận Tống Cao Tông là một "thần dân" nhà Kim. Nhưng vì vấp phải sự phản đối trong nội bộ triều đình cả hai bên, nên hiệp ước kể trên không bao giờ có hiệu lực.{{sfn|Tao|2009|p=682}} Đầu năm 1140, [[Ngột Truật]] dẫn đầu một quân đoàn Nữ Chân xâm lược Nam Tống.{{sfn|Tao|2009|p=682}} Cuộc phản công của người Hán sau đó đã mang về cho họ những lợi ích lớn lao trên phương diện lãnh thổ.{{sfn|Mote|1999|p=303}} Tướng Tống là [[Lưu Kỹ]] đánh bại Ngột Truật tại [[Trận Thuận Xương|Thuận Xương]] (ngày nay là [[Phụ Dương]]).{{sfn|Tao|2009|p=682}} Nhạc Phi thì được giao trọng trách chỉ huy quân Tống bảo vệ Hoài Nam. Tuy nhiên, thay vì tiến đến Hoài Nam, Ngột Truất lại rút quân về Khai Phong. Bất chấp lệnh cấm tiến công của Cao Tông, Nhạc Phi tự mình dẫn quân tràn sang lãnh thổ nhà Kim. Ông chiếm được [[Trịnh Châu]] và cử binh lính băng qua [[Hoàng Hà]] để khuấy động tiếp một cuộc nổi dậy nông dân chống lại nhà Kim. Ngày 8 tháng 7 năm 1140, với 10 vạn bộ binh cùng 15.000 kỵ binh, Ngột Truật mở một cuộc tấn công bất ngờ vào [[Trận Yển Thành|Yển Thành]]. Nhạc Phi chỉ đạo kỵ binh phản công người Nữ Chân, giành được chiến thắng quyết định. Ông tiếp tục dẫn binh tới Hà Nam, chiếm lại Trịnh Châu và Lạc Dương. Thế nhưng, vào năm 1140, Nhạc Phi buộc phải rút quân theo lệnh hồi kinh của Tống Cao Tông.{{sfnm|Mote|1999|Tong|2012|p1=303|p2=511}}
[[Tập_tin:Battleofzhuxiancounty.jpg|thế=Mural of Yue Fei fighting in a battle between the Song and Jin armies|trái|nhỏ|400x400px|Bức tranh tường vẽ Nhạc Phi ở [[Viên Minh Viên]], một tướng lĩnh nhiều lần lãnh đạo quân Tống chống lại nhà Kim]]
Tống Cao Tông ủng hộ việc giàn xếp một hiệp ước hòa bình với người Nữ Chân và luôn muốn tìm cách kiềm chế tinh thần quyết chiến của quân Tống. Những chuyến viễn chinh của Nhạc Phi cũng như các tướng lĩnh khác là một trở ngại to lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình.{{sfn|Lorge|2005|p=56}} Triều đình đã làm suy yếu năng lực quốc phòng bằng cách ban cho Nhạc Phi, Hàn Thế Trung và Trương Tuấn (1086–1154) những chức vị khiến họ mất bớt quyền chỉ huy quân đội.{{sfn|Tao|2009|p=682}} Hàn Thế Trung lên án hòa ước và chấp nhận nghỉ hưu.{{sfn|Tao|2009|p=684}} Nhạc Phi cũng tuyên bố từ chứcquan như một hành động phản đối.{{sfn|Lorge|2005|p=56}} Năm 1141, Tần Cối tống giam ông vì tội bất trung. Đầu năm 1142, với tội danh phản quốc, Nhạc Phi bị Tần Cối hạ độc giết chết khi đang còn ở trong tù. Nguyên nhân cái chết của Nhạc Phi có thể đến một phần từ áp lực ngoại giao bên phía nhà Kim trong cuộc hòa đàm, nhưng những cáo buộc về việc Tần Cối câu kết với nhà Kim thì chưa bao giờ được chứng minh.{{sfnm|Mote|1999|Tao|2009|1p=303 (áp lực từ người Nữ Chân)|2p=687 (sự thông đồng chưa bao giờ được chứng minh)}}
 
Sau khi bị hành quyết, danh tiếng của Nhạc Phi khi bảo vệ Nam Tống biến ông trở thành một anh hùng dân tộc.{{sfnm|Tao|2009|Mote|1999|p1=686|p2=299}} Tần Cối thì bị các sử gia đời sau gièm pha, buộc tội bán nước.{{sfn|Tao|2009|p=686}} Nhạc Phi ngoài đời thật khác với những thần thoại dân gian sau này dựa trên các chiến tích của ông.{{sfn|Mote|1999|p=299}} Không giống như các giai thoại cổ xưa, Nhạc Phi cũng chỉ là một trong nhiều vị tướng đã chiến đấu chống lại nhà Kim ở miền bắc Trung Quốc.{{sfn|Mote|1999|p=301}} Các nguồn truyền thống thường đổ lỗi cho Cao Tông vì quyết định xử tử Nhạc Phi và quy phục nhà Kim.{{sfn|Tao|2009|p=687}} Khi đáp lại lòng biết ơn của Cao Tông vì cuộc hòa đàm thành công, Tần Cối đã nói với hoàng đế rằng "toàn bộ nỗ lực hòa bình này đều là của bệ hạ. Nô tài chỉ thực hiện theo thôi chứ chẳng có công lao gì đáng kể cả."{{sfn|Tao|2009|pp=688–689}}