Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
|notes=
}}
'''Chiến tranh nổi dậy cộng sản''', cũng gọi là '''Tình trạng khẩn cấp Malaya lần thứ hai''', diễn ra tại [[Malaysia]] từ năm 1968 đến năm 1989, liên quan đến Đảng Cộng sản Malaya (MCP) và lực lượng an ninh của chính phủ Malaysia. Sau khi [[Tình trạng khẩn cấp Malaya]] kết thúc vào năm 1960, Quân Giải phóng Dân tộc Malaya do [[người Malaysia gốc Hoa|người Hoa]] chi phối của Đảng Cộng sản triệt thoái đến biên giới Malaysia-Thái Lan, tại đây họ tái tập hợp và tái huấn luyện nhằm tiến hành những cuộc tấn công chống chính phủ Malaysia. Nổi dậy cộng sản chính thức bắt đầu khi Đảng Cộng sản Malaya phục kích lực lượng an ninh tại [[Kroh|Kroh–Betong]] vào ngày 17 tháng 6 năm 1968. Xung đột cũng trùng hợp với những căng thẳng hồi sinh giữa [[người Mã Lai]] và người Hoa tại Malaysia bán đảo và [[Chiến tranh Việt Nam]].<ref>Nazar bin Talib, pp.16-17</ref>
 
Mặc dù Đảng Cộng sản Malaya nhận được một số hỗ trợ hạn chế từ Trung Quốc, song hỗ trợ này kết thúc khi chính phủ Malaysia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 6 năm 1974.<ref name="NIE report" /><ref name="Chin Peng, p.450">Chin Peng, p.450</ref> Năm 1970, Đảng Cộng sản Malaya bị chia rẽ dẫn đến hai phe ly khai: Đảng Cộng sản Malaya &ndash; [[Chủ nghĩa Marx-Lenin|Marxist-Leninist]] (CPM&ndash;ML) và Phái Cách mạng (CPM&ndash;RF).<ref name="Chin Peng, pp.467-68">Chin Peng, pp.467-68</ref> Bất chấp những nỗ lực nhằm thu hút người Mã Lai gia nhập Đảng Cộng sản Malaya, tổ chức này vẫn chủ yếu do người Hoa chi phối trong suốt thời gian nổi dậy.<ref name="NIE report" /> Thay vì tuyên bố một "tình trạng khẩn cấp" như người Anh từng tiến hành trước đó, chính phủ Malaysia phản ứng với cuộc nổi dậy bằng cách thi hành một số chính sách chủ động.<ref name="Nazar bin Talib, pp.19-20">Nazar bin Talib, pp.19-20</ref>
Nổi dậy cộng sản kết thúc vào ngày 2 tháng 12 năm 1989 khi Đảng Cộng sản Malaya ký một hòa ước với chính phủ Malaysia tại [[Hat Yai]], Thái Lan. Sự kiện này trùng hợp về thời gian với sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại khối Phía Đông.<ref>Nazar bin Talib, 21-22</ref>
 
==Bối cảnh==
Trong [[Tình trạng khẩn cấp Malaya]] lần thứ nhất (1948–1960), Đảng Cộng sản Malaya phát động một cuộc nổi dậy thất bại nhằm chống lại [[Liên hiệp bang Malaya]]. Sự kiện Liên hiệp bang Malaya độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 loại bỏ động cơ chính của những người cộng sản. Tình trạng khẩn cấp Malaya lần thứ nhất bị bãi bỏ vào ngày 31 tháng 7 năm 1960. Trong thời gian yên tĩnh từ 1960 đến 1968, Đảng Cộng sản Malaya trải qua một giai đoạn hợp lý hóa, tái huấn luyện, và tái truyền bá tư tưởng cộng sản. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya (MRLA) thiết lập một loạt căn cứ dọc theo biên giới Malaysia-Thái Lan. Mặc dù bị lực lượng Thịnh vượng chung làm cho suy yếu trong Tình trạng khẩn cấp Malaya lần thứ nhất, song Đảng Cộng sản Malaya sở hữu một lực lượng hạt nhân gồm từ 500-600500–600 quân du kích được huấn luyện tốt và một lực lượng dự bị với 1.000 người, sẵn sàng phục vụ toàn thời gian khi cần thiết.<ref>Chin Peng, pp.434-35</ref> Đảng Cộng sản Malaya cũng tái tổ chức những đơn vị của mình và cũng tái kiến thiết thông qua việc đào tạo những tân binh du kích. Họ cũng phát triển các kỹ năng mới trong chiến tranh du kích sau khi quan sát Chiến tranh Việt Nam.<ref>A. Navaratnam, pp. 7-8</ref><ref>Nazar Bin Talib, pp.16-17</ref>
 
Đảng Cộng sản Malaysia cũng nỗ lực tuyển mộ thêm nhiều người Mã Lai vào tổ chức của họ. Mặc dù có một số lượng nhỏ cán bộ người Mã Lai, trong đó có [[Abdullah CD]] và [[Rashid Maidin]], song người Hoa vẫn chiếm ưu thế trong tổ chức. Một đơn vị Mã Lai đặc biệt mang tên Trung đoàn số 10 được thiết lập dưới quyền chỉ huy của một thành viên Ủy ban trung ương. Abdullah C.D. cũng thiết lập một số "trường cách mạng nhân dân" (Sekolah Revolusi Rakyat) nhằm phổ biến các tư tưởng Mao Trạch Đông trong cộng đồng người Mã Lai tại Thái Lan. Do Đảng Cộng sản Malaya đặt căn cứ tại miền nam Thái Lan, hầu hết các tân binh là người Mã Lai Thái Lan và người từ bang [[Kelantan]].<ref name="a4"/><ref>Rashid Maidin, pp.77-78</ref>
Dòng 49:
Những thành viên trong cánh quân sự bắt đầu cáo buộc lẫn nhau là điệp viên chính phủ, sự phản bội trong hàng ngũ du kích được nhìn nhận là tội nghiêm trọng nhất chống đảng và thường được trừng phạt bằng cách hành quyết. Tại những phiên tòa trong rừng do tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Malaya tổ chức, một lượng lớn du kích từ Đại bản doanh và doanh trại Betong Đông bị kết tội là tay sai của đối thủ. Tuy nhiên, nhóm Sadao và Betong Tây từ chối tiến hành những phiên tòa như vậy, từ chối tuân lệnh Ủy ban Trung ương Đảng. Họ còn cáo buộc rằng Ủy ban Trung ương Đảng nằm dưới quyền kiẻm soát của những tay sai chính phủ.<ref>Chin Peng, pp.466-67</ref>
 
Năm 1970, một cuộc đấu tranh lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Malaya dẫn đến sự xuất hiện của hai phe ly khai: Đảng Cộng sản Malaya&ndash;Marxist-Leninist (CPM&ndash;ML) và Phái Cách mạng (CPM&ndash;RF). Điều này khiến cho phong trào cộng sản tại Malaysia bán đảo bị tách thành ba nhóm khác biệt, có lực lượng vũ trang và tổ chức ngoại vi riêng.<ref name="NIE report" /> Quân đội Giải phóng Dân tộc Malaya tại phần phía bắc của Malaysia gần biên giới Thái Lan nằm tại ba địa điểm. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Malaya tồn tại cùng nhóm Betong Đông, và hai nhóm khác nằm tại Betong Tây và [[Sadao (huyện)|Sadao]].<ref name="Chin Peng, pp.467-68"/> Khi khủng hoảng trở nên tệ hơn, nhóm tại Sadao ly khai khỏi các nhóm chính của Đảng Cộng sản Malaysia và tự tuyên bố họ là Phái Cách mạng Đảng Cộng sản Malaya (RF). Sau đó, nhóm Betong Tây tự xác định là Đảng Cộng sản Malaya "Marxist-Leninist" (M-L) và sau đó đổi tên cánh du kích của họ thành Quân Giải phóng Nhân dân Malaya (MPLA).<ref name="Chin Peng, pp.467-68"/>
 
Năm 1973, Đảng Cộng sản Malaya thi hành một chiến lược mới, kêu gọi phối hợp hành động quân sự với các tổ chức ngoại vi. Đến tháng 1 năm 1975, Đảng Cộng sản Malaya cũng ban một chỉ thị thứ nhì, kêu gọi năm 1975 là "một năm mới chiến đấu". Sau những chỉ thị này, các hoạt động của Đảng Cộng sản Malaya tăng cường tại Malaysia trong năm 1974 và 1975, mặc dù chưa đến mức độ như thời kỳ Tình trạng khẩn cấp. Theo một ước tính của CIA vào tháng 4 năm 1976, các hoạt động tăng cường của Đảng Cộng sản Malaysa nhằm mục đích biểu thị cho chính phủ Malaysia và công chúng rằng họ vẫn quyết tâm duy trì đấu tranh cách mạng bất chấp việc Malaysia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 6 năm 1974.<ref name="NIE report" />
Dòng 55:
Người ta phát hiện ra rằng các nhóm Betong Tây và Sadao ngừng tồn tại không lâu sau khi họ ly khai khỏi nhóm chính. Những nhóm này nhận ra rằng cuộc đấu tranh vũ trang của họ không thể giành được bất kỳ thành công nào. Các nhóm Betong Tây và Sadao sau đó quyết định đầu hàng chính phủ Thái Lan vào đầu năm 1987.<ref>Chin Peng, pp.468-78</ref> Sau đó, cuộc đấu tranh vũ trang và các hoạt động quân sự trở nên suy yếu và tan rã do không có mục đích chính trị hoặc quân sự rõ ràng.<ref>Nazar Bin Talib, p.10</ref>
 
Đến tháng 4 năm 1976, các nguồn chính phủ Malaysia và CIA ước tính rằng có ít nhất 2.400 phiến quân cộng sản tại Malaysia bán đảo: 1.700 thành viên trong Đảng Cộng sản Malaysia nguyên bản, 300 trong CPM-RF, và 400 trong CPM-ML. Bất chấp những nỗ lực của MCP nhằm tuyển mộ các thành viên Mã Lai mới, theo ước tính vào năm 1976 có chưa đầy 5% thành viên của tổ chức là người Mã Lai có nguồn gốc từ Malaysia. Trong khi đó, ước tính có 69% thành viên của Đảng Cộng sản Malaya là người Hoa và 57% thành viên của Đảng này là công dân Thái - bao gồm cả người gốc Hoa và Mã Lai.<ref name="NIE report" />
 
==Chương trình An ninh và Phát triển (KESBAN)==