Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Phương, Đông Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm ảnh mô tả
Dòng 162:
Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản lần lượt thất bại. Phong trào cách mạng Việt Nam lâm vào bế tắc và khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối. Giữa lúc đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước nồng nàn và nhãn quan chính trị nhạy bén, sau nhiều năm bôn ba khắp các châu lục đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Cuối năm 1924, Người đã đến Quảng Châu - Trung Quốc, lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Ngay tại lớp huấn luyện đầu tiên giữa năm 1925, Thái Bình có hai đồng chí tham dự là Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Thọ. 
 
Sau nhiều nỗ lực vận động cách mạng, đầu năm 1927, tại thị xã Thái Bình, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Thái Bình được thành lập, gồm 11 đồng chí, trong đó Đông Hưng có 2 đồng chí là Nguyễn Văn Năng (Đông Phong) và Lương Duyên Hồi (Hồng Việt). Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng đựơcđược thành lập, sau đó, đến đầu tháng 7/1929, liên chi bộ Đảng Cộng sản Thần Duyên (tiền thân của Đảng bộ Đông Hưng) được thành lập gồm 6 đảng viên. Ngày 03/02/1930, tại Cửu Long (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại, một bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam.
 
Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, ngày 1/5/1930 cuộc biểu tình của nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà diễn ra. Tiếp đó, ngày 14/10/1930, tiếng trống đấu tranh của nông dân Tiền Hải đã vang lên, ảnh hưởng lớn, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh cách mạng của nông dân Thái Bình nói chung của nhân dân làng Phương Quan, Phương Xá nói riêng.