Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Uyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
Năm 219, Lưu Bị xưng Hán Trung vương, bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Thượng thư lang.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
 
==TrongPhụ giai đoạncho Gia Cát Lượng phụ chính==
Năm 223, Lưu Bị mất ở thành Bạch Đế. Hậu chủ [[Lưu Thiện]] lên ngôi, Gia Cát Lượng làm Thừa tướng nhiếp chính. Gia Cát Lượng khai phủ thừa tướng<ref>Tức là được mở phủ đệ riêng, có ban bệ phụ tá riêng cho mình.</ref>, bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Đông tào duyện. Sau đó Tưởng Uyển lại được tiến cử chức Mậu tài (phụ trách tuyển dụng nhân tài), ban đầu ông muốn nhường cho người khác, nhưng Gia Cát Lượng khuyên rằng không nên vì sợ mất tình giao hảo mà từ bỏ việc cống hiến. Sau đó Uyển được thăng làm Tham quân. Năm 227, Gia Cát Lượng lên Hán Trung chuẩn bị Bắc phạt đánh Ngụy, giao cho Tưởng Uyển và Trưởng sử [[Trương Duệ]] giải quyết công vụ ở phủ thừa tướng. Năm 230, Trương Duệ mất, Tưởng Uyển thay Duệ làm trưởng sử, được thăng hàm Phủ quân tướng quân.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
 
Gia Cát Lượng xuất quân đánh Ngụy mấy lần, đều được Tưởng Uyển lo liệu rất chu đáo về hậu cần. Gia Cát Lượng đánh giá Uyển rất cao, ông nói "''Công Diễm trung thành, một lòng với công việc, cùng chung sức với ta gây dựng được vương nghiệp vậy.''" Trước khi mất, Gia Cát Lượng mật báo cho Hậu chủ Lưu Thiện rằng có thể giao phó đại sự cho Tưởng Uyển.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính, ông đánh giá rất cao tài năng của Tưởng Uyển, vai trò của Tưởng Uyển trong triều đình dần dần tăng lên và ngày càng quan trọng hơn. Khi Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt chống lại nhà [[Tào Ngụy]] năm 227, Tưởng Uyển là một trong những trọng thần được giữ lại ở kinh đô nước [[Thục]] là [[Thành Đô]] để giải quyết các vấn đề nội vụ. Năm 230, ông trở thành phụ tá chính của Gia Cát Lượng và đảm nhiệm việc vận chuyển quân nhu. Ông luôn đảm bảo việc cung ứng đầy đủ lương thảo và binh sĩ, Gia Cát Lượng đã khen ngợi ông như thế này: "Công Diễm thật là trung kiên và quảng đại, ông ấy và ta sẽ cùng phụng sự Hoàng thượng hoàn thành đại nghiệp".
 
Năm 231, khi phó phụ chính đại thần của Gia Cát Lượng là [[Lý Nghiêm]] bị phát hiện là đã nhiều lần lừa dối ông và Lưu Thiện, Lý Nghiêm bị cắt chức. Tưởng Uyển không được bổ nhiệm vào vị trí mà vai trò lại càng trở nên quan trọng hơn. Gia Cát Lượng lâm trọng bệnh trong chiến dịch Bắc phạt cuối cùng năm 234, Lưu Thiện gửi thư đến để hỏi ông ai có đủ khả năng để thay thế làm phụ chính. Gia Cát Lượng đã đề cử Tưởng Uyển và [[Phí Y]] (người kế thừa sau đó của Tưởng Uyển). Sau khi Gia Cát Lượng qua đời cuối năm đó, Tưởng Uyển trở thành phụ chính đại thần.
 
==Đảm nhiệm phụ chính đại thần==