Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Uyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
Gia Cát Lượng xuất quân đánh Ngụy mấy lần, đều được Tưởng Uyển lo liệu rất chu đáo về hậu cần. Gia Cát Lượng đánh giá Uyển rất cao, ông nói "''Công Diễm trung thành, một lòng với công việc, cùng chung sức với ta gây dựng được vương nghiệp vậy.''" Trước khi mất, Gia Cát Lượng mật báo cho Hậu chủ Lưu Thiện rằng có thể giao phó đại sự cho Tưởng Uyển.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
 
==ĐảmTự nhiệmmình phụchấp chính đại thần==
 
Năm 234, Gia Cát Lượng bệnh mất trong quân ở gò Ngũ Trượng. Tưởng Uyển được thăng làm Thượng thư lệnh, sau kiêm cả Thứ sử Ích Châu, rồi làm Đại tướng quân, tước An Dương Đình Hầu, quản lý hết việc trong ngoài. Tưởng Uyển thay Gia Cát Lượng chấp chính, tỏ ra là đại thần có năng lực, thái độ cư xử luôn điềm tĩnh, vì vậy bá quan đều khâm phục.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
Khi làm phụ chính đại thần, Tưởng Uyển là một vị đại thần có năng lực, và ông duy trì các chính sách đối nội của Gia Cát Lượng, giúp triều đình cực kỳ ổn định. Ông nổi tiếng là người rất khoan dung với các mối bất hòa và luôn tỏ ra khiêm nhường. Khi Dương Mẫn (楊敏) chỉ trích ông không đủ năng lực để thay thế người tiền nhiệm là Gia Cát Lượng. Ông đã đáp rằng: " Thực sự là ta không thể so được với Gia Cát Thừa tướng ", và ông cũng không trừng trị Dương Mẫn.
 
Năm 238, Ngụy Minh đế [[Tào Duệ]] cử binh đánh [[Công Tôn Uyên]] ở Liêu Đông. Hậu chủ Lưu Thiện giáng chiếu lệnh cho Tưởng Uyển chuẩn bị binh mã ở Hán Trung, kết hợp với Đông Ngô chớp thời cơ đánh Ngụy. Năm sau Uyển được thăng làm Đại tư mã.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
Tuy nhiên, Tưởng Uyển lại không có lòng muốn chiến và ngay từ đầu đã bãi bỏ chính sách phát động chiến tranh chống lại nhà [[Tào Ngụy]], và rút hầu như toàn bộ quân đội đồn trú ở thành trì trọng điểm giáp biên giới với Ngụy là [[Hán Trung]] về Phù huyện (涪縣, nay là [[Miên Dương]], [[Tứ Xuyên]]). Từ thời điểm đó trở đi, Thục nhìn chung là ở thế phòng ngự và không còn đe dọa đến Ngụy nữa. Điều này đã làm nhiều đại thần của [[Đông Ngô]] hiểu nhầm rằng [[Thục Hán]] đang có ý muốn phá bỏ liên minh và đã có thỏa thuận riêng với Ngụy, nhưng hoàng đế nhà [[Đông Ngô]] là [[Tôn Quyền]] thì lại nhận định rất chính xác rằng đây gần như là một dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải muốn hủy bỏ liên minh. Lúc đó, ông đã điều binh tiến về phía đông Hán Thủy để tấn công Ngụy Hưng (魏興, ngày nay là [[An Khang]], [[Thiểm Tây]]) và Thượng Dung (上庸, ngày nay [[Thập Yển]], [[Hồ Bắc]]) của nước Ngụy, nhưng không thực sự tấn công như các kế hoạch đã định.
 
:Dịch Trung Thiên cho rằng mệnh lệnh của Lưu Thiện thật ra là ngầm khuyên Tưởng Uyển cẩn thận, không vội vã hành sự. Trong mệnh lệnh nói rằng liên kết với Đông Ngô, cả hai bên cùng tiến đánh, nhân cơ hội mà xuất binh, thực chất đấy là lời cảnh giới Tưởng Uyển, không nên khinh xuất, manh động, kẻo lại rơi vào vết xe đổ người đi trước, vất vả mà chẳng ăn thua gì.
 
Khi làm phụ chính đại thần, Tưởng Uyển là một vị đại thần có năng lực, và ông duy trì các chính sách đối nội của Gia Cát Lượng, giúp triều đình cực kỳ ổn định. Ông nổi tiếng là người rất khoan dung với các mối bất hòa và luôn tỏ ra khiêm nhường. Khi Dương Mẫn (楊敏) chỉ trích ông không đủ năng lực để thay thế người tiền nhiệm là Gia Cát Lượng. Ông đã đáp rằng: " Thực sự là ta không thể so được với Gia Cát Thừa tướng ", và ông cũng không trừng trị Dương Mẫn.
 
Tuy nhiên, Tưởng Uyển lại không có lòng muốn chiến và ngay từ đầu đã bãi bỏ chính sách phát động chiến tranh chống lại nhà [[Tào Ngụy]], và rút hầu như toàn bộ quân đội đồn trú ở thành trì trọng điểm giáp biên giới với Ngụy là [[Hán Trung]] về Phù huyện (涪縣, nay là [[Miên Dương]], [[Tứ Xuyên]]). Từ thời điểm đó trở đi, Thục nhìn chung là ở thế phòng ngự và không còn đe dọa đến Ngụy nữa. Điều này đã làm nhiều đại thần của [[Đông Ngô]] hiểu nhầm rằng [[Thục Hán]] đang có ý muốn phá bỏ liên minh và đã có thỏa thuận riêng với Ngụy, nhưng hoàng đế nhà [[Đông Ngô]] là [[Tôn Quyền]] thì lại nhận định rất chính xác rằng đây gần như là một dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải muốn hủy bỏ liên minh. Lúc đó, ông đã điều binh tiến về phía đông Hán Thủy để tấn công Ngụy Hưng (魏興, ngày nay là [[An Khang]], [[Thiểm Tây]]) và Thượng Dung (上庸, ngày nay [[Thập Yển]], [[Hồ Bắc]]) của nước Ngụy, nhưng không thực sự tấn công như các kế hoạch đã định.
 
Tưởng Uyển cho rằng trước kia Gia Cát Lượng đánh Ngụy theo đường núi Tần Lĩnh và Kỳ Sơn vốn hiểm trở, vận chuyển hậu cần khó khăn. Vì vậy ông thay đổi sách lược, đóng thuyền bè để đưa quân theo đường thủy từ Hán Thủy và Miện Thủy đánh sang phía đông, tập kích Ngụy Hưng và Thượng Dung. Tuy nhiên lúc này Tưởng Uyển phát bệnh nặng, chưa thi hành ngay được, đồng thời nhiều người cũng phản đối, cho rằng đánh theo đường thủy nếu có thất lợi xảy ra thì rất khó rút quân về. Tưởng Uyển lại đề xuất phong [[Khương Duy]] làm thứ sử Lương Châu, rồi rút về đóng ở huyện Phù, coi sóc việc binh ở biên giới.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
 
Năm 243, Tưởng Uyển lâm trọng bệnh và giao hầu như toàn bộ quyền hành lại cho [[Phí Y]] và [[Đổng Doãn]]. Năm 244, Ngụy quốc phụ chính đại thần [[Tào Sảng]] tấn công Hán Trung, Phí Y đích thân dẫn quân chống cự với Tào Sảng và khiến cho quân Ngụy hứng chịu thất bại (một phần do Tào Sảng đã không chuẩn bị hậu cần kỹ càng). Tuy nhiên, Tưởng Uyển vẫn còn duy trì sức ảnh hưởng cho đến lúc qua đời vào năm 246. Ông được truy phong thụy hiệu là "Cung" (nghĩa là "đáng kính").