Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Uyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
:Dịch Trung Thiên cho rằng mệnh lệnh của Lưu Thiện thật ra là ngầm khuyên Tưởng Uyển cẩn thận, không vội vã hành sự. Trong mệnh lệnh nói rằng liên kết với Đông Ngô, cả hai bên cùng tiến đánh, nhân cơ hội mà xuất binh, thực chất đấy là lời cảnh giới Tưởng Uyển, không nên khinh xuất, manh động, kẻo lại rơi vào vết xe đổ người đi trước, vất vả mà chẳng ăn thua gì.
 
Tưởng Uyển là người khoan dung và khiêm nhường. Đông tào duyện [[Dương Hí]] bản tính thuần phác, giao tiếp không khéo léo, khi Tưởng Uyển bắt chuyện thì Hí không đáp lời. Có người thấy vây cho rằng Hí vô lễ, Tưởng Uyển lại cho rằng đấy là đấy là Dương Hí không tán thành với ý của Tưởng Uyển, nhưng không muốn nói thẳng ra, nên chọn cách im lặng. Đốc nông Dương Mẫn (楊敏) chê trách Tưởng Uyển "''Làm việc mơ hồ, không thể sánh với tiền nhân [Gia Cát Lượng]''". Quan chấp pháp muốn trị tội Dương Mẫn, Tưởng Uyển ngăn lại, nói: "''Ta thật không bằng tiền nhân, chẳng thể trách phạt người ta vậy.''" Sau Mẫn bị tội phải hạ ngục, Tưởng Uyển không chấp nhặt hiềm khích, miễn cho trọng tội.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
Tưởng Uyển nổi tiếng là người rất khoan dung với các mối bất hòa và luôn tỏ ra khiêm nhường. Khi Dương Mẫn (楊敏) chỉ trích ông không đủ năng lực để thay thế người tiền nhiệm là Gia Cát Lượng. Ông đã đáp rằng: " Thực sự là ta không thể so được với Gia Cát Thừa tướng ", và ông cũng không trừng trị Dương Mẫn.
 
Tưởng Uyển cho rằng trước kia Gia Cát Lượng đánh Ngụy theo đường núi Tần Lĩnh và Kỳ Sơn vốn hiểm trở, vận chuyển hậu cần khó khăn. Vì vậy ông thay đổi sách lược, đóng thuyền bè để đưa quân theo đường thủy từ Hán Thủy và Miện Thủy đánh sang phía đông, tập kích Ngụy Hưng và Thượng Dung. Tuy nhiên lúc này Tưởng Uyển phát bệnh nặng, chưa thi hành ngay được, đồng thời nhiều người cũng phản đối, cho rằng đánh theo đường thủy nếu có thất lợi xảy ra thì rất khó rút quân về. Tưởng Uyển lại đề xuất phong [[Khương Duy]] làm thứ sử Lương Châu, rồi rút về đóng ở huyện Phù, coiyểm sóchộ việccho binhKhương Duy biênnếu giớiKhương Duy xuất binh.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
Tuy nhiên, Tưởng Uyển lại không có lòng muốn chiến và ngay từ đầu đã bãi bỏ chính sách phát động chiến tranh chống lại nhà [[Tào Ngụy]], và rút hầu như toàn bộ quân đội đồn trú ở thành trì trọng điểm giáp biên giới với Ngụy là [[Hán Trung]] về Phù huyện (涪縣, nay là [[Miên Dương]], [[Tứ Xuyên]]). Từ thời điểm đó trở đi, Thục nhìn chung là ở thế phòng ngự và không còn đe dọa đến Ngụy nữa. Điều này đã làm nhiều đại thần của [[Đông Ngô]] hiểu nhầm rằng [[Thục Hán]] đang có ý muốn phá bỏ liên minh và đã có thỏa thuận riêng với Ngụy, nhưng hoàng đế nhà [[Đông Ngô]] là [[Tôn Quyền]] thì lại nhận định rất chính xác rằng đây gần như là một dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải muốn hủy bỏ liên minh.
 
Tưởng Uyển cho rằng trước kia Gia Cát Lượng đánh Ngụy theo đường núi Tần Lĩnh và Kỳ Sơn vốn hiểm trở, vận chuyển hậu cần khó khăn. Vì vậy ông thay đổi sách lược, đóng thuyền bè để đưa quân theo đường thủy từ Hán Thủy và Miện Thủy đánh sang phía đông, tập kích Ngụy Hưng và Thượng Dung. Tuy nhiên lúc này Tưởng Uyển phát bệnh nặng, chưa thi hành ngay được, đồng thời nhiều người cũng phản đối, cho rằng đánh theo đường thủy nếu có thất lợi xảy ra thì rất khó rút quân về. Tưởng Uyển lại đề xuất phong [[Khương Duy]] làm thứ sử Lương Châu, rồi rút về đóng ở huyện Phù, coi sóc việc binh ở biên giới.<ref>Tam quốc chí. Trần Thọ, chú thích bởi Bùi Tùng Chi. Biên dịch: Bùi Thông. Tập 2: Thục chí. Tưởng Uyển truyện.</ref>
 
Năm 243, Tưởng Uyển lâm trọng bệnh và giao hầu như toàn bộ quyền hành lại cho [[Phí Y]] và [[Đổng Doãn]]. Năm 244, Ngụy quốc phụ chính đại thần [[Tào Sảng]] tấn công Hán Trung, Phí Y đích thân dẫn quân chống cự với Tào Sảng và khiến cho quân Ngụy hứng chịu thất bại (một phần do Tào Sảng đã không chuẩn bị hậu cần kỹ càng). Tuy nhiên, Tưởng Uyển vẫn còn duy trì sức ảnh hưởng cho đến lúc qua đời vào năm 246. Ông được truy phong thụy hiệu là "Cung" (nghĩa là "đáng kính").