Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65:
[[Tập tin:Trinity explosion (color).jpg|phải|nhỏ|250px|Khối cầu lửa vụ thử nguyên tử "Trinity"]]
[[File:General Effects of Atomic Bomb on Hiroshima and Nagasaki.ogv|phải|nhỏ|250px|Tác dụng chung của bom nguyên tử đối với [[Hiroshima|Hiroshima]] và [[Nagasaki|Nagasaki.]] một bộ phim của [[Không quân Hoa Kỳ|Không quân Hoa Kỳ.]]]]
 
 
Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được kích nổ trong chương trình thử nghiệm "Trinity" gần Alamogordo, tiểu bang [[New Mexico]] ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những [[vũ khí hạt nhân]] duy nhất được đưa ra sử dụng.
Hàng 193 ⟶ 192:
Hoa Kỳ dự tính có một quả bom nữa vào tuần thứ ba tháng 8, ba quả nữa tháng 9 và ba quả tháng 10. Mục tiêu thứ 3 này được tin là [[Tokyo]] và có thể là [[cung điện Nhật hoàng]] [[Hirohito]]<ref name="antg.cand.com.vn"/>. Ngày 10 tháng 8, tướng Leslie Groves, giám đốc quân sự dự án Manhattan, viết trong một bản ghi nhớ gửi tướng [[George Marshall]], tham mưu trưởng lục quân Mỹ, "''quả bom tiếp theo... sẽ sẵn sàng sau ngày 17 hoặc 18 tháng 8''". Cùng ngày, tướng Marshall bút phê vào bản ghi nhớ "''chúng sẽ không được thả xuống Nhật Bản mà không có lệnh chính thức của Tổng thống''". Có một cuộc thảo luận ở văn phòng chiến tranh về việc duy trì chế tạo bom cho đến [[Chiến dịch Downfall]], chiến dịch xâm lược lãnh thổ Nhật Bản bắt đầu.
 
== Sự đầu hàng của nước Nhật và chiếm đóng của Mỹ[[Hoa Kỳ]] ==
Cho tới ngày 9 tháng 8, Hội đồng chiến tranh của Nhật vẫn giữ 4 điều kiện đổi lấy việc đầu hàng. Cùng ngày đó, Thiên hoàng [[Hirohito]] ra lệnh cho cố vấn [[Kido Koichi]] "nhanh chóng kiểm soát tình hình" "bởi Liên Xô đã tuyên chiến với chúng ta". Ông chủ trì cuộc họp trong đó ông ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao [[Togo Shigenori]] thông báo cho phe Đồng Minh rằng Nhật Bản chấp nhận những điều kiện của họ với một điều kiện là việc tuyên bố đầu hàng "không có một yêu cầu nào xâm hại đến quyền của Thiên hoàng".
 
Hàng 204 ⟶ 203:
 
Trong chiến tranh, [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] cưỡng bách nhiều [[người Triều Tiên]] đến Hiroshima và Nagasaki lao động. Theo các ước tính gần đây, khoảng 20 ngàn người Triều Tiên thiệt mạng ở Hiroshima và 2 ngàn ở Nagasaki. Như vậy cứ 7 nạn nhân ở Hiroshima thì có một người gốc Triều Tiên. Cho đến nay, họ vẫn không được thừa nhận là nạn nhân của hai vụ nổ nguyên tử và bị từ chối các quyền lợi về sức khỏe. Mặc dù được đề cập trong những năm gần đây, nhưng việc được thừa nhận xem ra còn nhiều chông gai cho dù hơn 60 năm đã qua đi.
 
== Nghiên cứu về tác động của bức xạ ==
Trong suốt tháng 8 và 9 năm 1945, các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt ca giải phẫu pháp y khi số lượng nạn nhân không ngừng tăng. Họ mổ xẻ các nội tạng, thực hiện lấy các mô tế bào và dần dần hình thành một thư viện bệnh học mới bao gồm “hồ sơ ướt” (các mẫu nội tạng được bảo quản) để tìm hiểu thêm về tác động của bức xạ nhằm có thể cứu sống những người khác.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Chuyen-ky-bi-ve-cac-manh-thi-the-nan-nhan-o-Hiroshima-621956/|tựa đề=Chuyện kỳ bí về các mảnh thi thể nạn nhân ở Hiroshima|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, chỉ 6 ngày sau khi xảy ra vụ thả bom ở [[Nagasaki]], [[Đế quốc Nhật Bản]] đầu hàng vô điều kiện [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Khối Đồng minh]] và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối tháng 9, các nhóm chuyên gia y tế [[Hoa Kỳ]] bắt đầu đến Nhật. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học Nhật Bản đã thu thập một kho lưu trữ lớn các cơ quan [[nội tạng]] mà họ hy vọng sẽ trị khỏi cho nhiều bệnh nhân. Các nhóm chuyên gia y tế [[Hoa Kỳ]] đã làm việc cùng các đồng nghiệp Nhật nhưng đến tháng 11 thì họ đã tự thu thập các mẫu nội tạng và đưa chúng về [[Hoa Kỳ]]. Các phần tử thi từ ít nhất 218 ca phẫu thuật cùng với 1.400 mẫu khác đã được chuyển đến [[Washington, D.C.]], nhằm phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu. Các mẫu nội tạng được đưa tới [[Hoa Kỳ]] đã mất tất cả những mối liên hệ cá nhân và đặc tính của chúng. Chúng không còn đơn thuần là xác người nữa mà đã trở thành những phần nhỏ hơn cho một kiến thức mới mẻ về cơ thể.<ref name=":0" />
 
Trong khi phần lớn “kho lưu trữ ướt” buổi ban đầu là do sự thu thập của các nhà khoa học Nhật Bản thì [[Ủy ban thương vong bom nguyên tử Hoa Kỳ]] (Atomic Bomb Casualty Commission - ABCC) đã tiếp tục thu thập mẫu suốt nhiều năm sau đó nhằm mục tiêu thành lập một bệnh xá ở [[Hiroshima]] để điều trị cho các nạn nhân bức xạ cũng như thu thập tài liệu khám nghiệm tử thi. Trong khi có những gia đình Nhật Bản sốt sắng với dự định của [[Hoa Kỳ]] thì cũng có một bộ phận xem ABCC là “tổ chức cướp xác”.<ref name=":0" />
 
Buổi ban đầu khi đưa mẫu nội tạng người sang [[Hoa Kỳ]], chúng được giấu rải rác trong các tòa nhà quanh thủ đô [[Washington, D.C.]] sau đó được lưu trữ tại [[Viện nghiên cứu bệnh học lực lượng vũ trang]] (Armed Forces Institute of Pathology - AFIP) đi vào hoạt động vào năm 1955. Tất cả mẫu nội tạng mang từ Nhật Bản sang sẽ được chuyển đến phòng chuẩn bị trong Đơn vị nguyên tử của AFIP. Tại đây sẽ có các con số và thẻ nhận dạng được cung cấp nhằm loại bỏ danh tính của các tử thi. Thời gian trôi đi, việc lập danh mục ngày càng trở nên lộn xộn khiến các mẫu vật dần bị mất đi ý nghĩa. Chính trong bối cảnh lộn xộn mẫu vật mà [[Hoa Kỳ]] bắt đầu chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản nhằm hồi hương các phần thi thể người về lại cố quốc. Trong thập niên 1960, tình cảm dân tộc chủ nghĩa bắt đầu bồi đắp ở Nhật Bản với không ít oán giận hướng về [[Hoa Kỳ]]. “Kho lưu trữ ướt” là trọng tâm chính của mọi căng thẳng và [[Người Nhật]] muốn lấy lại. Mãi tới tháng 5 năm 1973 thì quá trình trao trả mới hoàn tất.<ref name=":0" />
 
== Những ý kiến xung quanh hai vụ nổ nguyên tử ==