Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Thục – Ngụy (228–234)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 98:
Gia Cát Lượng phái một cánh quân vây khốn Kỳ Sơn và tự mình chỉ huy quân chủ lục chuẩn bị giao tranh một cánh quân tăng viện của nước Ngụy. Đứng trước quân Ngụy hùng mạnh, hung hãn, Gia Cát Lượng không chủ quan, khinh địch, ra lệnh cho [[người lính|quân lính]] chiếm cứ vùng rừng núi hiểm trở, bố trí trận địa sẵn sàng nghênh tiếp đối phương. Hai đại quân Ngụy-Thục cờ bay phấp phới, chờ tiếng trống xung trận, giao tranh lúc nào cũng có thể xảy ra.<ref name="Nội 2010">Tạ Ngọc Ái, Mưu sự tại nhân, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, năm 2010, trang 335</ref>
 
Lúc này người thống soái quân Ngụy được chuyển sang cho vị tướng tài ba giỏi dùng binh là Tư Mã Ý. Tư Mã Ý nghĩ rằng quân thủthù lương thảo ít, không thể đánh lâu dài nên dựa vào thế đất hiểm yếu để cố thủ, không chịu đánh. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Tư Mã Ý chỉ huy quân Ngụy, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ, kiên quyết không ra giao chiến. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống, và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là nhân vật nhút nhát.<ref>Sakaguchi 2005:161</ref>
[[Tập tin:Sima Yi flees from Zhuge Liang.jpg|300px|nhỏ|phải|Tư Mã Ý rút chạy trước Gia Cát Lượng]]
Lúc này Gia Cát Lượng chờ mãi không được đành dẫn quân rút lui về phía Kỳ Sơn, nhằm lôi kéo quân Ngụy ra ngoài để đánh thực tế đây là Gia Cát Lượng đang bày kế rút quân để dụ quân địch.<ref name="ReferenceB">Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Sđd, trang 118</ref> Tư Mã Ý cho quân đuổi theo rất thận trọng và vẫn đề phòng cẩn thận, khi quân Thục dừng lại thì họ cũng dừng lại, tuy nhiên họ chỉ cắm trại cố thủ. Lúc này nhiều tướng Ngụy cho rằng Tư Mã Ý nhát gan và cười mĩa ông ta rằng: Tướng quân Tư Mã sợ quân Thục như sợ [[hổ|cọp]], chẳng nhẽ không sợ thiên hạ cười chê hay sao?.<ref name="ReferenceC">Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Sđd, trang 108</ref>