Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa thượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n bo.
Dòng 1:
'''Hoà thượng''' (zh. ''héshàng'' 和尚[上], sa. ''upādhyāya'', pi. ''upajjhāya'', ja. ''ōshō'', bo. ''mkhan po'' མཁན་པོ་), dịch âm Hán-Việt là '''Ưu-ba-đà-la''', '''Ô-ba-đà-na''' (zh. 鄔波駄耶). Hoà thượng có những nghĩa sau:
#Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các [[Sa-di]] hoặc [[Tỉ-khâu]], vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư (zh. 親教師) hoặc Lực sinh (zh. 力生). Trong thời gian đầu của [[Phật giáo]] tại [[Ấn Độ]], người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng-già, đó là Hoà thượng và [[A-xà-lê]] (hoặc Giáo thụ, sa. ''ācārya'', pi. ''ārcāriya''). Hoà thượng là người dạy các đệ tử biết trì [[Giới]], thực hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]], ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hoà thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
#Vị trú trì. Tăng sĩ Phật giáo. Ở [[Nhật Bản]], từ nầy được phát âm theo nhiều cách khác nhau: [[Thiền tông]] gọi là ''ōshō'', [[Thiên thai tông]] gọi là ''kashō'', [[Chân ngôn tông]] gọi là ''washō''.