Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Tám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa chú thích Soạn thảo trực quan
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 20:
'''Cách mạng tháng Tám''' còn gọi là '''tổng khởi nghĩa tháng Tám''' là tên gọi ngành sử học chính thống tại [[Việt Nam]] hiện nay dùng để chỉ việc phong trào [[Việt Minh]] tiến hành khởi nghĩa chống [[Đế quốc Nhật Bản]], buộc [[Đế quốc Việt Nam]] bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc [[Bảo Đại]] phải [[thoái vị]] trong [[Tháng tám|tháng 8]] năm [[1945]].
 
Việc chuyển giao quyền lực được Chính phủ [[Đế quốc Việt Nam]] thực hiện cơ bản trong [[hòa bình]], ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, [[Phật giáo Hòa Hảo|Hòa Hảo]],... ở một số địa phương. Trừ một số địa phương [[Tỉnh lỵ (Việt Nam)|tỉnh lỵ]] như [[Hải Ninh]] (nay thuộc [[Quảng Ninh]]), [[Hà Giang]], [[Lào Cai]], [[Lai Châu]], [[Vĩnh Yên]] nằm trong tay các đảng phái khác như [[Đại Việt Quốc dân Đảng|Đại Việt]], [[Việt Nam Quốc dân Đảng]],... và quân [[Tưởng Giới Thạch]] ([[Trung Quốc]]); chỉ trong 10 ngày, cơ sở chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các [[Tỉnh lỵ (Việt Nam)|tỉnh lỵ]] trên khắp [[Việt Nam]] (muộn nhất 28/8: [[Đồng Nai Thượng]], [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như [[Hà Giang]], quân [[Tưởng Giới Thạch]] bức rút quân Nhật (29/8) và giải phóng luôn tỉnh này, [[Cao Bằng]] (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó quân [[Tưởng Giới Thạch]] tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), [[Vĩnh Yên (tỉnh)|Vĩnh Yên]] ([[Quốc dân Đảng (định hướng)|Quốc dân Đảng]] nắm giữ), [[Hải Ninh (tỉnh)|Hải Ninh]] – [[Móng Cái]] ([[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] nắm), một số địa bàn ở [[Quảng Ninh]] (do [[Đại Việt Quốc dân Đảng|Đại Việt]], [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] nắm), ở [[Đà Lạt]] (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)...
 
Kết quả của cuộc [[cách mạng]] là ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]], [[Hồ Chí Minh]] đọc bản [[Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam]], khai sinh ra nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], đồng thời cũng chấm dứt [[quân chủ chuyên chế|chế độ quân chủ chuyên chế]] tồn tại suốt 2.000 năm trong [[lịch sử Việt Nam]]. Sau đó, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tổ chức Tổng tuyển cử năm 1946 trên phạm vi cả nước.
Dòng 108:
Ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]], tại [[quảng trường Ba Đình]] ([[Hà Nội]]). Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đọc bản [[Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|Tuyên ngôn Độc lập]] và tuyên bố sự khai sinh của một nước [[Việt Nam]] mới: [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản [[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ|Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ]], bắt đầu bằng câu: ''Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc''. [[Hồ Chí Minh]] cũng trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791 khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
 
Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ 25 phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng ông Hồ cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.<ref>Tung Hiệp, "Hôm nay là ngày Độc Lập", trang 23.</ref> Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, "''Độc lập! Độc lập!''" Ông Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, ông Hồ bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập.<ref>Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng, trang 28</ref> Khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng như khi Ngườiông hỏi: "Tôi''Đồng móibào đcó nghe rõ không?''" và đám đông đồng thanh hô vang "''Rõ!''".<ref>Nguyễn Quyết, Hà Nội Tháng Tám, trang 187. Patti, Why Viet Nam?, trang 250</ref>
 
 
''ồng bào có nghe rõ không?''" và đám đông đồng thanh hô vang
 
như sấm "''Rõ..õ....õ....rõ''
Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt "''kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp''". Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang.<ref>Porter, Definitive Documentation, trang 660-71. Tập sách Documents, ở AOM, INF, GF 46.</ref> Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Sau đó, ông Hồ tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để "''chặt đầu kẻ phản bội''".<ref>Trần Trung Thành, Hà Nội Chiến Đấu, trang 20-21. Độc Lập (Hà Nội) số 1</ref> Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu thống nhất đất nước và đấu tranh vì độc lập, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam.<ref>Nguyễn Văn Tố, chủ biên, Chặt Xiềng (Hà Nội, 1960), trang 96-98.</ref> Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: ''"Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!".''<ref>Tung Hiệp, "Hôm nay là ngày Độc Lập!", trang 23.</ref> Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.<ref>Tung Hiệp, "Hôm nay là ngày Độc Lập!", trang 23-24.</ref>