Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vĩnh Bảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan
Dòng 46:
Đời nhà Đinh và Tiền Lê mang tên Hồng Châu. Thời nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông. Thời Trần (bắt đầu từ 1225) thuộc phủ lộ Nam Sách, lộ Hải Đông (lúc đầu gọi là Hồng Lộ).
 
Thời Minh đô hộ thuộc địa bàn phủ Tân An (Tân Yên), trong thời kỳ này xuất hiện đơn vị hành chính huyện Đồng Lợi. Đời Thuận Thiên (1428 - 1433) vua Lê Thái Tổ đổi tên Đồng Lợi thành Đồng Lại. Đời Quang Thuận (1460 - 1469) huyện Đồng Lại thành huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng (gồm 4 huyện: Trường Tân, tức Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện và Vĩnh Lại) thừa tuyên Nam Sách. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thừa tuyên Nam Sách đổi thành thừa tuyên Hải Dương, năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Hải Dương đổi thành xứ Hải Dương. Năm Hồng Thuận thứ nhất (1509) xứ Hải Dương đổi thành trấn Hải Dương. Từ thời Lê trung hưng đến năm Gia Long 12 (1813) thuộc thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Năm 1822 phủ Thượng Hồng đổi thành phủ Bình Giang, còn phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang. Từ thời gian này 4 huyện (hoặc phân phủ) thuộc phủ Ninh Giang là Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ và Vĩnh Lại.
 
Năm [[Minh Mạng]] thứ 19 ([[1838]]) [[nhà Nguyễn]] cắt 5 tổng của huyện Tứ Kỳ (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì), 3 tổng của huyện Vĩnh Lại (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thành lập ra huyện Vĩnh Bảo, tỉnh [[Hải Dương]].<ref>{{Chú thích web | url = http://vneconomy.vn/20130807094129829P9920C9923/vinh-bao-tu-truyen-thong-toi-thanh-cong.htm | tiêu đề = Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>. Từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) thì phủ Ninh Giang kiêm nhiếp cả huyện Vĩnh Bảo (không còn tri huyện Vĩnh Bảo)
 
Đến năm 1890 khi tỉnh Thái Bình được thành lập, phần đất 3 tổng còn lại (Kê Sơn, An Lạc và Hạ Am) bên bờ Tả sông Hóa từ ngã ba Tranh đến sông Thái Bình của huyện Vĩnh Lại và làng Tranh Chử được giao cho huyện Vĩnh Bảo và Vĩnh Bảo được mở rộng tới 11 tổng, cuối thế kỷ XIX tổng Bắc Tạ tách làm 2 tổng là Uy Nỗ và Bắc Tạ và Vĩnh Bảo từ 1901 có 12 tổng gồm 2 lục tổng.