Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Tề”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 150:
{{Nam-Bắc triều}}
 
'''Nam Tề''' ({{zh|t=南齊朝|s=南齐朝|p=Nán Qí cháo|hv=Nam Tề triều}}) ([[479]]-[[502]]) là triều đại thứ hai của các '''Nam triều''' ở [[Trung Quốc]], sau [[lưu Tống|nhà Tống]] ([[420]]-[[479]]) và trước [[nhà Lương]] ([[502]]-[[557]]), thuộc về thời kỳ mà các nhà sử học Trung Quốc gọi là thời kỳ [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]] ([[420]]-[[589]]). Sử gọi là '''Nam Tề''' hoặc '''Tiêu Tề''' (do các vua mang họ Tiêu, dòng họ này tự tuyên bố họ là hậu duệ của tể tướng [[Tiêu Hà]] thời [[nhà Hán]]). Quốc hiệu Nam Tề là xuất phát từ câu "Đao lợi nhẫn tề ngải chi" (dao liềm sắc bén cùng cắt).
 
== Cai trị ==
Dòng 167:
Năm 486, Vũ Đế cho thành lập trường Quốc học tại Kiến Khang và sáp nhập Tổng Minh quán (總明觀) vào đó, các trường này nghiên cứu cả luật pháp. Năm 490, nhận thấy tình hình miền Bắc khởi sắc dưới sự cai trị khoan hòa của Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, Vũ Đế thiết lập quan hệ hữu nghị với Bắc Ngụy.
 
Nhận xét về Vũ Đế, sử gia [[Tư Mã Quang]] trong Tư trị thông giám viết:
 
" Trong thời gian Thế Tổ cai trị, ông tập trung vào các công việc quan trọng của Quốc gia, xem xét những việc lớn, rất thông minh và nghiêm khắc, cương quyết trong công việc. Các viên quan dân sự và võ tướng được bổ nhiệm trong thời hạn lâu dài, nếu như thuộc hạ các viên quan đó vi phạm pháp luật, Hoàng đế cho gửi thượng phương kiếm đến cho họ trừng phạt thuộc cấp. Trong những năm Vĩnh Minh, cuộc sống của nhân dân no đủ, hòa bình, ít xảy ra trường hợp phạm tội. Tuy nhiên Hoàng đế cũng say mê yến tiệc và săn bắn, trong khi luôn nhấn mạnh phải tránh xa hoa lãng phí".
Dòng 181:
Sự tùy hứng trong việc giết người này còn được làm trầm trọng hơn nữa sau khi Minh Đế chết và con trai ông [[Tiêu Bảo Quyển]] lên nối ngôi. Tiêu Loan đã dặn con một câu rằng: ''"Hành sự nhất thiết không thể để người ra tay trước"'', ý muốn nói Tiêu Bảo Quyển hãy ra tay trước để bảo vệ ngôi báu.
 
Số tôn thất bị giết dưới thời Minh Đế cũng lên đến hàng chục người. Tề Minh Đế giết 8 người con Tề Cao Đế và 16 người con Tề Vũ Đế, sau khi giết họ xong mới công bố tội trạng. Hai cha con Minh Đế và Phế Đế hầu như giết sạch con cháu Cao Đế, Vũ Đế để mong tránh tranh quyền đoạt lợi. Con trai [[Tề Vũ Đế]] là Ba Lăng vương Tiêu Tử Luân trước khi bị Tề Minh Đế giết có nói: ''"Tiên đếtriều đã tàn sát con cháu của họ Lưu, vậy mọi việc xảy ra hôm nay là điều tất nhiên thôi "''.
 
=== Phế Đế ===
Dòng 199:
Phế Đế phái tướng Lưu Sơn Dương đàn áp nhưng Tiêu Diễn đã báo với tướng Tiêu Hình Châu (người chỉ huy các lực lượng quân sự của Kiến Khang vương Tiêu Bảo Dung, Thứ sử Kinh Châu) rằng Lưu Sơn Dương sẽ tấn công vào cả Kinh Châu và Ung Châu. Tiêu Hình Châu liên minh với Tiêu Diễn giết chết Lưu Sơn Dương và tuyên bố dự định lập Tiêu Bảo Dung (488 – 502) lên ngôi. Mùa xuân năm 501, Tiêu Hình Châu lập Tiêu Bảo Dung lên ngôi vua, hiệu là Hòa Đế tại Giang Lăng, thủ phủ Kinh Châu. Trong khi đó, Tiêu Diễn tiến quân về Kiến Khang, liên tiếp giành được thắng lợi, buộc Thứ sử Giang Châu Trần Bá Chi đầu hàng. Mùa thu năm 501, Tiêu Diễn cho quân bao vây Kiến Khang. Trong khi đó tại Giang Lăng, các lực lượng trung thành với Phế Đế do tướng Tiêu Quý chỉ huy đã đánh bại Tiêu Hình Châu. Tiêu Đán (anh Tiêu Diễn) cùng Hạ Hầu Tương (bộ hạ của Tiêu Hình Châu) hộ giá Hòa Đế đến Kiến Khang.
 
Năm 502, các tướng Vương Trân Quốc (王珍國) và Trương Cơ sợ Phế Đế sẽ giết họ vì không thể thoát khỏi vòng vây nên giết Phế Đế và đầu hàng Tiêu Diễn. Tiêu Diến vào Kinh đô, buộc Vương Thái hậu phong mình làm Đại tư mã, Kiến An Công và trì hoãn việc đưa Hòa Đế về kinh. Họ hàng Hòa Đế dần bị thủ tiêu, chỉ còn sót lại Tân An vương Tiêu Bảo Nghĩa bị tàn phế và Bá Dương Vương Tiêu Bảo Ân chạy thoát đến Bắc Ngụy. Tiêu Diễn được phong tước Lương Công, sau đó là Lương Vương, gia phong Cửu tích. Cùng năm đó, khi đưa Hòa Đế đến Cô Thục (Mã An Sơn, An Huy), Tiêu Diễn buộc Hòa Đế nhường ngôi cho, giáng Hòa Đế làm Ba Lăng vương, sau đó giết chết. Tiêu Diễn lên làm vua, đổi quốc hiệu là Lương, xưng Lương Vũ Đế vào năm 502, nhà.

Nhà Nam Tề sụpchỉ truyền được 23 năm, qua 7 đời đổvua và được thay thế bằng [[nhà Lương]].
 
Cũng giống như triều đại trước đó là [[Lưu Tống]] và triều đại cùng thời ở phía bắc là [[Bắc Ngụy]], nhà Lưu Tống chính là một trong các triều đại Trung Quốc xảy ra nhiều biến động và đau thương nhất trong cung đình. Triều đại này có tới 4/7 ông vua yểu mệnh (qua đời khi chưa đầy 35 tuổi), tất cả 4 ông vua đó đều bị giết do bị cướp ngôi. Trung bình mỗi vua Nam Tề chỉ cai trị được hơn 3 năm rồi chết hoặc bị giết. Và Nam Tề cũng có rất nhiều điểm trùng hợp với Lưu Tống:
*Cũng giống như triều đại liền trước đó là [[Lưu Tống]], nội bộ dòng họ hoàng tộc Nam Tề thường xuyên xảy ra đảo chính, tàn sát lẫn nhau. Con trai [[Tề Vũ Đế]] là Ba Lăng vương Tiêu Tử Luân trước khi bị [[Tề Minh Đế]] giết có nói: ''"Tiên triều đã tàn sát con cháu của họ Lưu (nhà Lưu Tống), vậy mọi việc xảy ra hôm nay là điều tất nhiên thôi"''.
*Cả Lưu Tống và Nam Tề đều có 1 ông vua tuổi còn thiếu niên mà đã nổi tiếng dâm loạn và tàn ác: [[Lưu Tử Nghiệp]] và [[Tiêu Bảo Quyển]]. Trùng hợp là cả 2 đều chỉ làm vua được mười mấy tháng rồi đều bị giết năm 17 tuổi.
*Cả Lưu Tống và Nam Tề đều có vua khai quốc bằng việc đoạt ngôi rồi giết vua của triều đại trước, và cả 2 đều chỉ làm vua được ít lâu rồi ốm chết ([[Tống Vũ Đế]] và [[Tề Cao Đế]]). Vua cuối cùng của 2 triều đại này cũng đều là thiếu niên, bị quyền thần đưa lên ngôi để dễ thao túng, làm vua chỉ được ít lâu thì bị đoạt ngôi rồi bị giết khi còn chưa trưởng thành ([[Lưu Tống Thuận Đế]] bị giết năm 12 tuổi và [[Nam Tề Hòa Đế]] bị giết năm 14 tuổi)
 
== Các vua Nam Tề (479-502) ==