Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 7:
Quận công thuộc phạm vi của [[Công tước]], thường chỉ được ban tặng cho những người thân thích trong hoàng tộc và những người có công lớn trong các cuộc dẹp loạn cứu giá hay các cuộc chiến mà lập được quân công. Sau thời [[nhà Tần]], các triều đại rất ít khi phong tước Công được ban cho quần thần, mà chỉ cao lắm là [[Hầu tước]].
 
Sau thời [[Bắc Chu]], mà cụ thể là [[nhà Tùy]] và [[nhà Đường]], tước Công bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong lịch sử, và Quốc công là cao quý nhất, dưới là [[Quận công]]. Để đạt được tước Quốc công, đều phải là người có quân công, hoặc con cháu đại danh thần thế tập. Như Tùy có [[Cao Quýnh]] thụ ''"Tề Quốc công"'', [[Lý Uyên]] thụ ''"Đường Quốc công"''; sang triều Đường có [[Lý Thế Tích]] thụ tước ''"Anh Quốc công"'', [[Trưởng Tôn Vô Kỵ]] thụ ''"Triệu Quốc công"'', [[Cao Lực Sĩ]] thụ ''"Tề Quốc công"'', tất đều là nhờ công lao phò tá cùng được Hoàng đế gia ân. Thông thường, tên hiệu của Quốc công là tên tiểu quốc (như Tề, Lỗ, Quắc) hoặc phủ, quận hoặc huyện. Theo luật đời Đường, Quốc công cùng Quận vương đều thuộc Tòng nhất phẩm, đến [[nhà Minh]] căn bản không đổi. Thời Minh, một số nhân vật nổi danh được phong tước Quốc công lúc sinh thời do công tích có [[Từ Đạt]], [[Thường Ngộ Xuân]], [[Chu Năng]], [[Trương Phụ]], [[Mộc Thạnh]].
 
Thời [[nhà Thanh]], tước Công phân làm 3 đẳng, không thêm quốc hiệu mà chỉ là mỹ hiệu mang tính tán thưởng, như [''"Nhất đẳng Trung Dũng công"'']. Gọi là ''"Quốc công"'' chỉ dùng cho thành viên hoàng thất, tức là hai tước thuộc Nhật bát phân công là [''"Phụng ân Trấn Quốc công"''] và [''"Phụng ân Phụ Quốc công"''].