Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
tham khảo
Dòng 34:
Thuộc thế hệ [[nhạc sĩ]] tiên phong, Văn Cao tham gia [[Đồng Vọng|nhóm Đồng Vọng]], sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn như ''[[Bến xuân]]'', ''[[Suối mơ]]'', ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'', ''[[Trương Chi (bài hát)|Trương Chi]]'',... nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của [[:Thể loại:Âm nhạc lãng mạn Việt Nam|trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam]], đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập [[Việt Minh]], Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như ''[[Tiến quân ca]]'', ''[[Trường ca Sông Lô]]'', ''[[Tiến về Hà Nội]]'',... vì vậy ông đã trở thành một [[nhạc sĩ]] tiêu biểu của dòng [[nhạc đỏ|nhạc kháng chiến]]. Sau sự kiện ''[[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân văn – Giai phẩm]]'', Văn Cao phải đi [[Học tập cải tạo|học tập chính trị]]. Trừ ''[[Tiến quân ca]]'', tất cả những [[Bài hát|ca khúc]] của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc]]. Đến cuối [[thập niên 1980]], những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại.
 
Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam,<ref name="PhạmDuy2007"/><ref name="ĐặngAnhĐào2009A"/><ref name="ThanhThảo2020"/> tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) - âm nhạc - hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi.<ref>[[Tạ Tỵ]]: "Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật, chùm lấp vòm trời Kinh đô Văn nghệ. (...) Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ." (''Mười khuôn mặt văn nghệ'', 1970)</ref><ref>Phạm Duy: "...Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. (...) Hình như Văn Cao có đi học vẽ ở [[Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương|trường Cao Đẳng Mỹ Thuật]] như tôi, nhưng chắc chắn anh đã được hoạ sĩ Lưu Văn Sìn dắt vào hội hoạ. Văn Cao vẽ rất giỏi. Tôi giữ được bức tranh tự hoạ của Văn Cao, tranh sơn dầu vẽ trên bìa cứng cho tới ngày Pháp đánh Saigon vào năm 1945 thì mất, tiếc quá! Văn Cao làm thơ cũng rất hay. Vào năm 1941 mà anh đã có những câu thơ nghe như thơ [[Huy Cận]] (...) Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đã biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi..." (trích dẫn từ hồi ký của nhạc sĩ, nhà nghiên cứu tân nhạc Phạm Duy)</ref><ref name="NTNH"/> Không được đào tạo một cách thực sự chính quy, chuyên sâu cả về [[âm nhạc]] và [[hội họa]], những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc [[Nguyễn Thụy Kha]] thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của [[văn hóa Việt Nam]] – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Tổng kết về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một [[nghệ sĩ]] đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những "miền" nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đến sau ông. Như nhạc sĩ [[Phạm Duy]] sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy. Dù những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt là về âm nhạc và thơ ca) nói chung không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại. Một số ví dụ điển hình là vai trò đặc biệt quan trọng của ông trong sự định hình của thể loại tình ca, hùng ca (trong đó nổi bật là dòng [[nhạc cách mạng]]) và [[trường ca (âm nhạc)|trường ca]] trong âm nhạc cũng như thể loại [[Những người trên cửa biển|trường ca trong thơ]] hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên những đóng góp về thơ ca và hội họa của Văn Cao vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc tới hơn rất nhiều so với những thành tựu trong âm nhạc của ông.
 
Là một người tài hoa vào loại bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, nhưng ngay từ thời còn niên thiếu ở [[Hải Phòng]] ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố ''[[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân văn – Giai phẩm]]'' cuối [[thập niên 1950]], ông lại càng có xu hướng sống khép kín và cô độc hơn mặc dù luôn có gia đình (đặc biệt là vợ ông) và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa cho đến những năm cuối đời. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn [[Văn Cao - Giấc mơ một đời người|phim tài liệu về mình rằng]], "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi."
Dòng 300:
Ở Văn Cao, tầm vóc không phải là thứ ''lượng hóa'', tức là tính bằng con số những sáng tác. Bởi xét về số lượng, những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt trong lĩnh vực nhạc và thơ) còn ít hơn đáng kể ngay cả so với nhiều [[nhạc sĩ]] hoặc [[Nhà thơ|thi sĩ]] ở tầm trung tại Việt Nam. Đánh giá Văn Cao cần nhìn xuyên suốt tư tưởng của ông trong cả ba lĩnh vực là nhạc-họa-thơ. Xét về nhiều phương diện, Văn Cao là mẫu nghệ sĩ hiếm có bởi [[lịch sử Việt Nam]] không có khuynh hướng tạo ra những nghệ sỹ có tinh thần dám khai phá sáng tạo như ông. Mẫu người trí thức hoặc nghệ sĩ điển hình trong xã hội Việt Nam (từ chế độ phong kiến, tới phong kiến nửa thực dân, rồi thời phân chia quốc cộng) thường là con người biết nương theo hoàn cảnh, trở thành viên chức tận tụy phục vụ chế độ chính trị anh ta đang sống. Văn Cao chưa bao giờ nuôi tham vọng chính trị. Ông tham gia Việt Minh chỉ vì lòng yêu nước. Ông luôn là người nghệ sĩ có tinh thần tự do sáng tạo. Ông là người nghệ sỹ độc lập, phi chính trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông trở thành nạn nhân trong sự kiện đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm khiến một thời gian dài ông không thể sáng tác. Đây có thể xem là một đặc tính ít mang tính truyền thống hơn cả trong con người của Văn Cao. Có thể nó có ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa phương Tây, cái mà ông có thể tiếp nhận từ hệ thống giáo dục thuộc địa của Pháp. Mặc dù là đôi bạn văn nghệ tri kỷ, nhưng về nhiều phương diện Văn Cao trái ngược với Phạm Duy. Văn Cao là người đi tiên phong, đặt nền móng, gợi mở nhiều hướng phát triển mới cho nhạc và thơ Việt hiện đại nhưng ông chưa bao giờ thực sự thăng hoa về mặt ''lượng'' (so với sự dồi dào về mặt ''chất'') ở cả hai lĩnh vực. Còn Phạm Duy là người kế thừa nhiều khai phá từ Văn Cao và phát triển chúng đến độ phì nhiêu.
 
Văn Cao đã được nhiều người coi là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại.<ref>Khuất Bình Nguyên, ''[https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/co-ai-cuoi-ngua-ve-kinh-bac… Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc…]''. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 19/10/2013)</ref><ref name="vanhoanghean.com.vn">Hồ Bất Khuất, ''[http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/van-cao-%E2%80%93-%E2%80%9Cnhan-vat-van-hoa-nam-2013%E2%80%9D Văn Cao – “Nhân vật văn hóa năm 2013”]''. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 24/1/2014)</ref><ref>Đào Quang (Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Nam Định), ''[http://vanhocnghethuatyenbai.gov.vn/tin-tuc/chan-dung-van-nghe-si/?UserKey=Lung-danh-nguoi-nghe-sy Lừng danh người nghệ sỹ]''. (Trang điện tử của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái, 24/05/2016)</ref> Là một bậc thầy của nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú và biến hóa trong các sáng tác nhạc và thơ của ông, cống hiến của Văn Cao cho riêng tiếng Việt - với tư cách một ngôn ngữ có khả năng chuyên chở đầy đủ những sắc thái cảm xúc và tư tưởng của người nghệ sĩ - đã thậm chí được so sánh với cống hiến của [[Nguyễn Du]] cho riêng ngôn ngữ thi ca dân tộc. Là người tài hoa được thừa nhận trên nhiều lĩnh vực như nhạc-họa-thơ<ref name="NTNH">Nguyễn Thị Ngọc Hà, ''[http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/tan-man-van-nhac-hoa-8547.html Tản mạn văn, nhạc, họa]''. (Tạp chí văn nghệ quân đội, 08/02/2016). Trích dẫn tác giả: “Ở Việt Nam, trường hợp tiêu biểu cho sự song hành ba tài năng trong một con người là Văn Cao. Ông là nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ. Nhiều đồng nghiệp đã gọi ông là “nghệ sĩ trên nghệ sĩ”. Những ca khúc bất hủ của Văn Cao đã nằm lòng nhiều lứa tuổi từ trước Cách mạng tháng Tám đến bây giờ. Tất cả những nhạc phẩm, ông đều phổ từ thơ của ông hoặc tự viết ca từ cho ca khúc của mình. Điều đặc biệt là, những bài thơ, những ca từ ông viết ra đều mang màu sắc hội họa, bởi ngoài tài danh văn chương và âm nhạc, ông còn là một họa sĩ đích thực. Từ những năm 1943–1945, những bức sơn dầu, bột màu của ông đã được đánh giá cao trong triển lãm mĩ thuật. Hiện nay một số tranh của ông vẫn được lưu giữ trong Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.”</ref> nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao cũng được xem là một điển hình của định mệnh "tài"<ref>Nhắc đến tài năng mang tính sáng tạo trong nhiều lĩnh vực của Văn Cao, người ta vẫn thường dùng những mỹ từ như "tài hoa", "đa tài", và thậm chí "thiên tài".</ref> và "tai"<ref>"Tai" ở đây dùng với nghĩa là "tai ương", "tai nạn".</ref> trong lịch sử văn hóa của Việt Nam. Ông không có những quãng thời gian đủ dài và suôn sẻ trong sáng tạo nghệ thuật so với những tên tuổi như [[Phạm Duy]] hay [[Trịnh Công Sơn]] bởi bối cảnh [[chính trị]], [[văn hóa]] đặc thù của miền Bắc so với [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] những năm chiến tranh chia cắt. Đánh giá về Văn Cao, trong nhiều bài viết các tác giả không ngần ngại gắn cho ông mỹ từ ''thiên tài'', trong đó có [[Phạm Duy]] (2007), [[Thụy Khuê (nhà phê bình)|Thụy Khuê]] (2010), Đỗ Ngọc Thạch (2013), hay [[Trần Mạnh Hảo]] (2013). Đây mặc định có thể xem là đánh giá ở mức độ cao nhất đối với bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Trong văn học nghệ thuật của dân tộc, trước Văn Cao có lẽ chỉ có [[Nguyễn Du]] trong thi ca là thường được gắn với mỹ từ ''thiên tài'' nhiều hơn cả. Việc [[Phạm Duy]] dùng mỹ từ đó cũng cho thấy sự trân trọng ông dành cho Văn Cao lớn thế nào, bởi Phạm Duy với lòng tự tôn của một cây đại thụ hàng đầu [[tân nhạc Việt Nam|tân nhạc Việt]] không phải người dễ dãi trong đánh giá thành tựu của đồng nghiệp. Với những kiến thức phong phú về [[Lý thuyết âm nhạc|nhạc lý]] và văn hóa dân tộc, Phạm Duy hơn ai hết có đầy đủ thẩm quyền đánh giá về tài năng của Văn Cao.
 
Nhiều người nghiên cứu sâu về Văn Cao (trong đó có bạn vong niên của ông là nhà nghiên cứu âm nhạc [[Nguyễn Thụy Kha]] và con trai trưởng của Văn Cao là họa sĩ Văn Thao) thường nhắc tới khả năng đưa ra những ''tiên tri'' hay dự đoán đến mức chính xác đáng kinh ngạc trong những sáng tác âm nhạc của ông. Nhiều sự kiện đã ''xảy ra'' trong các tác phẩm của Văn Cao trước khi chúng được ghi nhận trong thực tế lịch sử Việt Nam thế kỷ ông đã sống.<ref>[[Nguyễn Thụy Kha]], ''[http://nld.com.vn/van-nghe/van-cao-ong-hoang-am-nhac-20170908223408707.htm VĂN CAO - "Ông hoàng âm nhạc"; Tính dự báo và "Việt hóa" âm nhạc Tây là những đóng góp lớn của Văn Cao]''. (BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ, 09/09/2017)</ref> Một số tác phẩm điển hình là ''Không quân Việt Nam'' và ''[[Tiến về Hà Nội]]''.<ref>Tân Linh, ''[http://anninhthudo.vn/giai-tri/hat-tien-ve-ha-noi-nho-van-cao/570816.antd Hát Tiến về Hà Nội, nhớ Văn Cao]''. (''Báo An ninh Thủ đô điện tử'', 16/09/2014)</ref>