Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Joan Sutherland”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vinh danh: chính tả, replaced: hiêu → hiệu using AWB
n Che tập tin bị xóa ở Commons. (via JWB)
Dòng 31:
 
Sutherland được học nhiều hơn về diễn xuất, và tham gia một số vai phụ tại Royal Covent Garden (RCG). Những vai diễn đầu tiên trên sân khấu opera chuyên nghiệp của Sutherland chỉ là những vai rất nhỏ như Tì nữ thứ nhất của Nữ hoàng đêm tối (''Die Zauberflöte'' - Mozart), Nữ tư tế tối cao (''Aida'' - Verdi), Colottilde (''Norma'' - Bellini). Bà cũng bắt đầu thử sức ở một số vai kịch tính nhẹ như Helmwige trong ''Die Walküre'' (Wagner) và Overseer trong ''Elektra'' (R. Strauss).
<!--[[Tập|trái|nhỏ|297x297px|Sutherland và Richard Bonynge]]-->
Thời gian học tập và làm việc taị RCG, Sutherland gặp lại pianist trẻ tuổi Richard Bonynge - người từng nhiều lần đệm đàn cho bà trong các buổi hoà nhạc trước đây tại quê hương. Richard nhận được một học bổng về chỉ huy cũng tại RCG, ông tỏ ra là người đặc biệt quan tâm về opera bel canto và nhiều vở opera bị lãng quên của Handel. Năm 1954, Joan Sutherland kết hôn với Richard Bonynge, hai người có với nhau một đứa con trai. Cuộc hôn nhân với Richard có những thay đổi không nhỏ trong con đường sự nghiệp ca hát của Sutherland. Với kiến thức sâu sắc về thanh nhạc, Richard quả quyết giọng hát của Sutherland là coloratura chứ không phải là dramatic. Ông đã khuyên bảo Sutherland chuyển sang nghiên cứu, luyện tập những vai coloratura trong opera bel canto và opera thời kì baroque (đặc biệt là những tác phẩm của Handel). Dưới sự hướng dẫn khoa học, tận tuỵ của Richard cùng với sự rèn luyện chăm chỉ, Sutherland dần mở rộng âm vực và kĩ thuật hát. Giờ đây, Sutherland có thể dễ dàng hát đến những note d3, e3, cùng với những kĩ xảo phức tạp của opera belcanto. Sutherland đã bắt đầu biểu diễn một số vai màu sắc tại Royal Covent Garden như ''Emilia di Liverpool''  (Donizetti), ''Alcina'' (Handel).
 
Dòng 41:
 
Với Lucia, Sutherland được đón chào ở khắp các nhà hát danh tiếng trên thế giới, từ Paris, đến La Scala hay Metropolitan. Một số người tỏ ra không hài lòng ở phong cách nhả chữ không rõ ràng cũng như lối diễn xuất hơi cứng nhắc kiểu châu Âu, nhưng không ai phủ nhận được kĩ thuật hoàn hảo cũng như âm sắc đẹp tự nhiên của Sutherland. Nhờ danh tiếng từ những buổi biểu diễn trước đó, Sutherland được dip cộng tác với nhiều nhạc trưởng nổi danh như Otto Klemperer, John Barbirolli, Vittorio Gui, Erich Kleiber, John Pritchard, Raymond Leppard, Nello Santi, Antonino Votto và rất nhiều ngôi sao opera như:Franco Corelli, Giulietta Simonato, Nicolai Ghiaurov, Fiorenza Cossotto… Hầu như tất cả họ đều ca ngợi tính tình giản dị, tài năng thiên phú, nhạc cảm xuất sắc cũng như những hiểu biết sâu sắc về nhân vật và trên hết là một phong cách làm việc hết sức chuyên nghiệp, điều mà không nhiều ngôi sao opera đương thời có được.Vị trí của Joan Sutherland trong giới biểu diễn opera hoàn toàn được khẳng định, không ai nghi ngờ ngôi vị đứng đầu của Sutherland ở những vai coloratura soprano (giống như Birgit Nilsson với những vai dramatic của Wagner và R. Strauss) trong suốt thập niên 60.
<!--[[Tập|trái|nhỏ|272x272px|Joan Sutherland vai Norma and Marilyn Horne vai Adalgisa]]-->
'''T'''ừ năm 1963, Joan Sutherland gần như ngừng cộng tác với những nhạc trưởng khác mà chỉ thu âm và biểu diễn dưới đũa chỉ huy của chồng - nhạc trưởng Richard Bonynge. Là người hiểu biết rõ nhất về tính cách cũng như sở trường, sở đoản của Sutherland, Richard đã xây dựng danh mục biểu diễn cho vợ chủ yếu tập trung vào những vai coloratura đặc biệt là opera baroque và opera belcanto như Elvira (''I Puritani'' - Bellini), ''Norma'' (Belini), Amina (''La Sonnambula'' - Bellini), ''Beatrica di Tenda'' (Bellini), Violetta (''La Traviata'' - Verdi), Lucia (''Lucia di Lammermoor''), Cleopatra (''Julius Cesare'' -Handel), ''Alcina'' (Handel),  ''Euridice''  (Haydn)…  Ngày 3 tháng 3 năm 1970, Sutherland lại làm nên một buổi biểu diễn lịch sử với ''Norma'' tại nhà hát Metropolitan, sau gần 15 năm vai diễn huyền thoại này được đóng dấu bởi Maria Callas. Đêm diễn này cũng là buổi debut của mezzo- soprano Marilyn Horne - người sau này cũng trở thành một trong những bạn diễn thân thiết nhất của Sutherland. Hầu như tất cả khán giả và những nhà phê bình đều ca ngợi kĩ thuật hát hoàn hảo cũng như khả năng thể hiện xuất thần của Sutherland. Norma là một vai khó và rất ít người vừa có thể diễn xuất vừa thể hiện những đoạn nhạc đòi hỏi kĩ thuật phức tạp của vai diễn, Sutherland không chỉ thể hiện xuất sắc Norma, bà thậm chí còn tự thêm vào nhiều đoạn biến tấu hoa mĩ một cách tinh tế, độc đáo. Sutherland cũng thú nhận đây là một trong những vai diễn yêu thích nhất của bà. Với Norma, Horne và Sutherland lại có một biệt danh mới Druid Two (Hai nữ tu sĩ), và đoạn duet giữa Adalgisa và Norma “Mira o Norma” trong màn hai của ''Norma'' trở thành một trong những tiết mục không thể thiếu trong nhiều buổi hoà nhạc chung sau này của hai người.
<!--[[Tập|nhỏ|417x417px|'''Joan Sutherland giã từ sân khấu tại Royal Covent Garden''']]-->
'''N'''ăm 1976, Joan Sutherland cùng với Richard Bonynge quyết định dựng lại một vở opera ít được biết đến của Massenet –''Esclarmonde'' tại nhà hát Metropolitan. Esclarmonde là một vai đòi hỏi kĩ thuật cao về thanh nhạc, với tầm cữ âm rất cao, Massenet viết tặng riêng cho Sybil Sanderson – coloratura soprano người Mỹ nổi tiếng với âm vực 3 quãng 8, tuy nhiên sau này đã rất nhiều soprano từ chối nhận vai diễn quá khó này. Sutherland nghiên cứu vai diễn rất cẩn thận và kĩ lưỡng, và không ngoài dự đoán, Esclamonde lại mang lại một chiến công mới cho Sutherland. Ngoài 50 tuổi, Sutherland vẫn giữ được những note e3 chắc nịch, sáng chói, với những chùm note hoa mĩ đẹp long lanh, và đặc biệt là kĩ thuật trills (rung láy) đỉnh cao, ''Esclarmonde'' ưu ái nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình và sự hoan hô nồng nhiệt của khán giả. Vở opera sau dó cũng được thu âm và được đánh giá là bản thu âm ''Esclarmonde'' hay nhất mọi thời đại. Cùng ''Esclamonde'', Sutherland cũng thu âm thành công hàng loạt tác phẩm khác trong thời kì này như ''Lakme'' - Delibes, ''Adriana Lecouvreur'' - Cilea, ''Norma'' - Bellini, ''Les Contes d'Hoffman'' - Offenbach (hát cả bốn vai nữ chính), ''Lucrezia Borgia'' - Donizetti...
 
Dòng 58:
Sutherland luôn được bạn diễn, đồng nghiệp nể trọng, quý mến. Bà luôn cư xử đúng mực và tôn trọng bạn diễn dù là những người đóng vai phụ hay những người ít tiếng tăm hơn trong giới. Sutherland còn giúp đỡ, chỉ bảo nhiều giọng ca trẻ xuất sắc mà sau đó không ít người trở thành những ca sĩ opera nổi tiếng như Luciano Pavarotti, Jerry Hadley... Chính Pavarotti từng thú nhận: “Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng những ngày đầu sự nghiệp của tôi, bà (Sutherland) đã mời tôi đến Australia cùng cộng tác. Tôi đã học được rất nhiều điều từ người phụ nữ đặc biệt, người ca sĩ tài năng này về giọng hát cũng như về kĩ năng sân khấu. Dường như đối với tôi, khi chúng tôi bên nhau trên sân khấu, đó là những phút giây tôi thực sự cảm thấy dễ chịu nhất”. Những đêm diễn với sự tham gia của Pavarotti và Sutherland luôn đảm bảo nhà hát kín sạch chỗ. Pavarotti trở thành tenor ăn ý nhất với Sutherland. Dù sau này nổi tiếng và có con đường sự nghiệp riêng, nhưng Pavarotti vẫn tham gia nhiều buổi hoà nhạc cùng Sutherland và Horne. Họ trở thành một trong những bộ ba nổi tiếng nhất trên sân khấu opera.
 
Thập niên 70, trên thế giới cũng xuất hiện một ngôi sao opera mới – coloratura soprano người Mỹ kém Sutherland 3 tuổi Beverly Sills. Những so sánh và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa những người hâm mộ hai soprano tài năng này lại xảy ra tương tự như giữa Callas với Tebaldi ngày nào. Tuy nhiên cả Sills và Sutherland vẫn luôn cư xử lịch sự, thân thiện và có những nhận xét tốt đẹp về nhau. Khi được nghe Sutherland thể hiện “Mad scene" (màn điên) trong ''Lucia di Lammermoor'', Sills đã nói: “Joan và tôi như những trái táo và những trái cam trên bàn tiệc opera, chúng tôi như Piccasso và Monet. Joan thì tìm mọi cách để tạo ra những âm thanh đẹp đẽ nhất, còn tôi thì khước từ chúng đế tìm đến vẻ đẹp trong ngôn từ và lời thoại”. Cả hai người đều khẳng định mỗi người có một thế mạnh, sở trường riêng, và việc so sánh giữa họ là hoàn toàn không đáng có<!--[[Tập|nhỏ|330x330px|'''Sutherland and Callas''']]-->
 
== Đánh giá ==