Khác biệt giữa bản sửa đổi của “New Age”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
 
AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:09.1034894 using AWB
Dòng 1:
[[FileTập tin:Rainbow Gathering Bosnia 2007.JPG|thumb|right|Một buổi tụ tập "Rainbow Gathering" theo kiểu New Age ở Bosnia năm 2007]]
'''New Age''' (''Thời đại Mới'') đề cập đến một loạt niềm tin và thực hành [[tâm linh]] hoặc [[tôn giáo]] phát triển nhanh chóng ở [[thế giới phương Tây]] trong những năm 1970. Các định nghĩa học thuật chính xác về New Age khác nhau ở điểm nhấn của chúng, phần lớn là do cấu trúc chiết trung cao độ của nó. Mặc dù về mặt phân tích thường được coi là tôn giáo, nhưng những người liên quan đến nó thường thích được mệnh danh theo hướng '''tâm linh''' hoặc '''Tâm trí, Cơ thể, Tinh thần''' và hiếm khi sử dụng thuật ngữ ''New Age''. Nhiều học giả về chủ đề này gọi nó là '''phong trào New Age''', dù những người khác phản đối thuật ngữ này và cho rằng nó nên được xem như một dạng [[Môi trường xã hội|''milieu'']] (môi trường xã hội) hoặc ''[[zeitgeist]]'' (hệ tư tưởng của thời đại).
 
Là một hình thức của [[chủ nghĩa bí truyền phương Tây]], New Age dựa trên một số truyền thống bí truyền lâu đời hơn, đặc biệt là những truyền thống xuất hiện từ dòng chảy đậm chất huyền bí phát triển vào thế kỷ XVIII và XIX. Những ảnh hưởng của thuyết huyền bí nổi bật như vậy bao gồm công trình của [[Emanuel Swedenborg]] và [[Franz Mesmer]], cũng như những ý tưởng về [[Thuyết duy linh]], [[New Thought]] và [[Thuyết thần trí]]. Một số ảnh hưởng giữa thế kỷ XX, chẳng hạn như [[tôn giáo UFO]] thập niên 1950, [[phản văn hóa]] thập niên 1960 và [[Phong trào Tiềm năng Con người]], cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển ban đầu của New Age. Nguồn gốc chính xác của hiện tượng này vẫn còn gây tranh cãi trong giới học giả, nhưng có sự đồng ý chung rằng nó đã trở thành một phong trào lớn vào những năm 1970, vào thời điểm đó nó tập trung phần lớn ở [[Liên hiệp Anh]]. Nó đã mở rộng và phát triển phần lớn trong những năm 1980 và 1990, đặc biệt là ở [[Mỹ]]. Vào đầu thế kỷ 21, thuật ngữ ''New Age'' mới ngày càng bị bác bỏ trong môi trường xã hội này, với một số học giả cho rằng hiện tượng New Age đã kết thúc.
 
Mặc dù bản chất chiết trung cao của nó, một số niềm tin thường thấy trong New Age từng được nhận diện. Về mặt [[thần học]], New Age thường áp dụng niềm tin vào một dạng [[thần tính]] toàn diện thấm nhuần tất cả vũ trụ, bao gồm cả bản thân con người. Do đó, có một sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào quyền lực tinh thần của bản thân. Điều này đi kèm với niềm tin chung về nhiều thực thể bán thần thánh không phải con người, chẳng hạn như thiên thần và chân sư, mà con người có thể giao tiếp, đặc biệt là thông qua hình thức [[thông linh]]. Thông thường coi lịch sử loài người được chia thành một loạt các thời đại riêng biệt, một niềm tin chung của New Age là trong khi nhân loại từng sống trong thời đại tiến bộ vượt bậc về công nghệ và trí tuệ tâm linh, thì nó đã bước vào một thời kỳ suy thoái về tâm linh, điều này sẽ được khắc phục thông qua sự thành lập của một [[Thời đại Bảo Bình]] sắp tới, mà từ đó tên của nó được đặt ra. Ngoài ra còn có sự tập trung mạnh mẽ vào việc chữa bệnh, đặc biệt là sử dụng các hình thức [[y học thay thế]], và nhấn mạnh vào quan điểm rằng tâm linh và khoa học có thể thống nhất.
Dòng 10:
==Tham khảo==
{{refbegin}}
*{{citechú bookthích sách |last=Kemp |first=Daren |title=New Age: A Guide |publisher=Edinburgh University Press |location=Edinburgh |year=2004 |isbn=978-0-7486-1532-2 }}
*{{citechú bookthích sách |last=Saliba |first=John |year=1999 |title=Christian Responses to the New Age Movement: A Critical Assessment |location=London |publisher=Chapman }}
*{{Citation|editor=Kemp, Daren |editor2=Lewis, James R.|title=Handbook of New Age|year=2007|publisher=[[Brill Academic Publishers]]|location=Boston |isbn=978-90-04-15355-4}}
*{{citechú bookthích sách |last=Brown |first=Michael F. |year=1997 |title=The Channeling Zone: American Spirituality in an Anxious Age |url=https://archive.org/details/channelingzoneam00brow |url-access=|location=Cambridge, MA |publisher=Harvard University Press }}
{{refend}}
 
Dòng 35:
[[Thể loại:Triết lý vĩnh cửu]]
[[Thể loại:Thuyết bất nhị nguyên]]
[[Thể loại:Khởi đầu thập niên 1970]]
[[Thể loại:Huyền bí học]]