Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Ông Trọng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 13:
Vào thời [[Hùng Vương thứ XVIII|Hùng Vương thứ 18]], Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai [[trượng]] ba [[thước]].
 
Sách ''Từ Nguyên'' [[Trung Quốc]] ghi: ''"Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua [[Tần Thủy Hoàng|Thủy Hoàng]] sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở củacửa Tư Mã, coi giữ cung [[Hàm Dương]]"''.
 
Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.
Dòng 19:
Đến thời Thục [[An Dương Vương]], ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước [[Tần]].
 
Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc [[Hung Nô]] đánh phá phía Bắc. Tuy [[Tần Thủy Hoàng]] đã cho đắp [[Vạn Lý Trường Thành]] nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước [[Âu Lạc]] là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầuhầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng [[Cam Túc]], [[Trung Quốc]] hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc [[Hung Nô]] kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải [[nhà Tần]] nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi.
 
Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân [[Hung Nô]] lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang [[Âu Lạc]] mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành [[Hàm Dương]]. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng".