Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 123:
Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc Xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Chắc chắn là những quan điểm bài Do Thái đưa ra trong nhà hàng bia ở München ngày 24/2/1920 cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.
 
Nhiều điểm trong bản cương lĩnh chỉ có tính cách mị dân nhằm lấy lòng giai cấp thấp trong giai đoạn mà họ có cảm tình với những khẩu hiệu cực đoan. Ví dụ, Điểm 11: xóa bỏ thuế thu nhập do công ăn việc làm; Điểm 12: quốc hữu hóa các tập đoàn độc quyền; Điểm 13: Nhà nước ăn chia lợi nhuận của các công nghiệp lớn; Điểm 14: bãi bỏ thuế thuê đất và cấm đầu cơ đất đai; v.v... Đấy là những ý tưởng sau này khiến cho Hitler cảm thấy khó xử khi giới công nghiệp và địa chủ bắt đầu rót tiền vào két sắt của đảng, và dĩ nhiên là những ý tưởng này không được thực hiện gì cả.
 
Cuối cùng, có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước." Điểm này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay trong lãnh địa của mình.