Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 27:
[[Henri de Saint Simon]] (Claude Henri Derouvroy) hay bá tước de Saint-Simon là nhà triết học, kinh tế học Pháp, người đề xướng chủ nghĩa xã hội đầu tiên. Saint Simon công kích kịch liệt chế độ tư bản và kêu gọi cải cách xã hội theo chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho tất cả mọi giai cấp được thỏa mãn nhu cầu sinh sống và văn hóa. Ông quan tâm đến số phận của giai cấp vô sản, nhưng ông phủ nhận [[đấu tranh giai cấp]]. Ông chủ trương trong xã hội của nghĩa tương lai, những nhà bác học và những người làm công nghiệp (bao gồm chủ xưởng, thương nhân, nhà ngân hàng và cả công nhân) giữ vai trò lãnh đạo. Ông cho rằng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền đại công nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc kế hoạch hóa, có khả năng bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu cho xã hội. Ông đề ra nguyên tắc "mọi người đều phải lao động" theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội. Các ý tưởng của Saint Simon đã được các nhà tư tưởng khác trong đó có Karl Marx tiếp thu và phát triển.
 
Một trong những đại biểu nổi tiếng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 1918 là [[Robert Owen]]. Ông đã tham gia nghiên cứu kinh tế và chính trị học. Ông đã làm nhiều việc để cải thiện điều kiện lao động và đời sống của công nhân. Ông có những suy nghĩ sâu sắc về xã hội tư bản và nhưng dự định cải tạo xã hội đó. Ông chuyển dần từ chủ nghĩa từ thiện sang chủ nghĩa xã hội Utopian.
 
Phong trào xã hội hiện nay bắt đầu từ phong trào của giai cấp lao động cuối [[thế kỷ 19]]. Trong thời gian đó, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được dùng để nói về những phê phán của các nhà phê bình xã hội [[châu Âu]] khi họ phê bình [[chủ nghĩa tư bản]] về quyền tư hữu. Đối với [[Karl Marx]], người đã có công lớn trong việc xây dựng phong trào xã hội chủ nghĩa hiện đại, thì chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế - xã hội sau khi một cuộc cách mạng đã nổ ra để chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của thiểu số các nhà tư bản sang tay xã hội. Theo [[Friedrich Engels]] thì phong trào xã hội chủ nghĩa năm 1847 là một phong trào tư sản, chủ nghĩa cộng sản là một phong trào của công nhân, vì vậy [[Karl Marx]] và Engels ưa chuộng từ cộng sản hơn. Mãi cho tới 1887 cả các công đoàn Anh mới tự nhận là theo xã hội chủ nghĩa.<ref>Friedrich Engels: Vorwort zur deutschen Ausgabe von 1890 (Auszug) zum „Kommunistischen Manifest“, Marx/Engels, Ausgewählte Schriften, Bd. I, Berlin 1968, S. 21ff.</ref> Theo nhà báo [[Hoàng Đạo (nhà văn)|Hoàng Đạo]] (tức Nguyễn Tường Long) trên báo Ngày nay ngày 3 tháng 4 năm 1937, thì "''Năm ấy, Marx và Engels, đồng chí của ông ta, xuất bản [[Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản]] nói về nguyên tố của chủ nghĩa xã hội. Hai ông dùng chữ "cộng sản" là vì muốn phân biệt cho rõ ràng chủ nghĩa xã hội khoa học với những chủ nghĩa xã hội duy tâm mà thời ấy người ta thường gọi chung là "xã hội". Dần dà, những chủ nghĩa duy tâm bị lu mờ, và đến năm 1867, lúc ông Karl Marx cho xuất bản tập thứ nhất quyển "Tư bản" (Le Capital), thì những người theo chủ nghĩa duy tâm không còn mấy nữa''".