Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 37:
Ngày [[20 tháng 1]] năm [[1948]], ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Cùng đợt có [[Võ Nguyên Giáp]] được phong [[Đại tướng]]; [[Nguyễn Sơn]], [[Lê Thiết Hùng]], [[Chu Văn Tấn]], [[Hoàng Sâm]], [[Hoàng Văn Thái]], [[Lê Hiến Mai]], [[Văn Tiến Dũng]], [[Trần Đại Nghĩa]], [[Trần Tử Bình]] được phong [[Thiếu tướng]]. Lễ thụ phong Trung tướng được tổ chức tháng 7 năm 1948 tại làng Nhơn Hòa Lập trên con kênh Dương Văn Dương, Đồng Tháp.
 
Tháng 6 năm 1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện vào công nhận Ban Quân sự Nam Bộ và cử Trung tướng Nguyễn Bình giữ chức Ủy viên quân sự. Tháng 10 năm 1948, Bộ tư lệnh Nam Bộ được thành lập thay cho Ban Quân sự Nam Bộ, ông được bầu làm tư lệnh.<ref>[https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/nhung-ngay-dau-tham-gia-khang-chien-572369 Những ngày đầu tham gia kháng chiến], Báo Quân đội Nhân dân, 22/4/2019</ref>
 
Ngày [[29 tháng 9]] năm [[1951]], theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. trên đường đi, ông bị quân Pháp phục kích và hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh [[Stung Treng (tỉnh)|Xtung Treng]], trên đất [[Campuchia]]. Người chỉ huy lực lượng bảo vệ ông khi ấy là cán bộ cấp tiểu đoàn Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Bộ Tổng tư lệnh thông báo tin ông hi sinh ngày 31 tháng 12 năm 1951 (theo bản tin ông sinh năm 1909 tại Bần Yên Nhân, Hưng Yên). Tháng 2 năm 1952, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông [[Huân chương Quân công]] hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận [[Huân chương]] cao quý này.