Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trại cải tạo lao động của Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
{{Quote|Việc bóc lột sức lao động trong tù, hệ thống vắt "mồ hôi vàng" từ họ, tổ chức sản xuất ở những nơi giam giữ, vốn mang lại lợi nhuận trên quan điểm thương mại về cơ bản là thiếu ý nghĩa trừng phạt - những điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được ở những trại giam giữ ở Liên Xô.}}
 
Cơ sở pháp lý và hướng dẫn cho việc thành lập hệ thống "trại lao động cải tạo" ({{lamglang-ru|исправи́тельно-трудовые лагеря}}, Ispravitel'no-trudovye lagerya), xương sống của cái thường được gọi là "Gulag", là một Sắc lệnh bí mật của [[Hội đồng Dân ủy Liên Xô|Hội đồng Dân ủy]] (Sovnarkom) ngày 11 tháng 7 năm 1929, về việc sử dụng lao động hình sự tương ứng bản sao phụ lục biên bản cuộc họp Bộ Chính trị ngày 27 tháng 6 năm 1929.
 
Một trong những người sáng lập hệ thống Gulag là [[Naftaly Aronovich Frenkel]]. Năm 1923, ông bị bắt vì tội vượt biên trái phép và buôn lậu. Frenkel bị kết án 10 năm tù lao động tại Solovki, nơi sau này được gọi là "trại đầu tiên của Gulag". Trong thời gian thụ án, ông đã viết một lá thư cho ban quản lý trại kể chi tiết một số đề xuất "cải thiện năng suất" gồm một hệ thống lao động bắt buộc khi khẩu phần ăn của tù nhân được liên kết với tỷ lệ sản xuất của họ, một đề xuất được gọi là "quy mô nuôi dưỡng" (шкала питания). Hệ thống "có làm mới có ăn" này thường làm thương vong những tù nhân bị bệnh tật trong vài tuần và Frenkel nhanh chóng từ một tù nhân trở thành quản lý trại và một quan chức quan trọng của Gulag. Các đề xuất của ông nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống Gulag.
Dòng 57:
 
===Thành lập và mở rộng===
Vào ngày 11 tháng 7 năm 1929, Hội đồng Dân ủy Liên Xô đã thông qua một quyết định "Về việc sử dụng lao động trong tù", theo đó tất cả những người bị kết án từ ba năm trở lên đều được chuyển đến [[OGPU]]. Vào ngày 25 tháng 4 năm 1930 theo quyết định số 130/63 OGPU, và theo Nghị quyết số 22 Hội đồng Dân ủy Liên Xô về "Quy định về Trại Lao động Cải tạo" ngày 7 tháng 4 năm 1930, Cục trại lao động cải tạo (UVLag OGPU) được thành lập. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1930, UVLag OGPU được chuyển đổi thành Tổng cục Trại Lao động Cải tạo OGPU (Gulag). Ngày 10 tháng 7 năm 1934, Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô được thành lập, bao gồm 5 tổng cục. Một trong số đó là Tổng cục Trại (Gulag). Năm 1934, Lực lượng Hộ tống Liên Xô được hoán đổi lại thành [[Lực lượng Bảo vệ Nội bộ]] NKVD. Vào ngày 27 tháng 10 năm 1934, tất cả các cơ sở lao động cải tạo thuộc [[Bộ Dân ủy Tư pháp Nga Xô]] đã được chuyển đến Gulag.
 
Giả thuyết cho rằng những cân nhắc về kinh tế là nguyên nhân gây ra các vụ bắt giữ hàng loạt trong thời kỳ Stalin đã bị bác bỏ trên cơ sở các tài liệu lưu trữ của Liên Xô được tiếp cận dễ dàng từ những năm 1990, mặc dù một số nguồn lưu trữ cũng có xu hướng ủng hộ giả thuyết kinh tế. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự phát triển của hệ thống trại cũng làm gia tăng kinh tế. Sự phát triển hệ thống trại đồng thời với đỉnh cao của chiến dịch công nghiệp hóa của Liên Xô. Hầu hết các trại được thành lập để chứa số lượng lớn tù nhân đến đều được giao những nhiệm vụ kinh tế riêng biệt. Những hoạt động này bao gồm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và thuộc địa hóa các vùng sâu vùng xa, cũng như thực hiện cơ sở hạ tầng khổng lồ và các dự án xây dựng công nghiệp. Kế hoạch đạt được những mục tiêu này với các "[[Các khu định cư đày ải ở Liên Xô|khu định cư đặc biệt]]" thay vì các trại lao động đã bị hủy bỏ sau khi [[vụ Nazino]] bị bại lộ vào năm 1933; sau đó hệ thống Gulag được mở rộng.
Dòng 67:
Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1941, số tù nhân có trình độ học vấn bậc cao tăng hơn 8 lần, và số tù nhân có trình độ học vấn tăng gấp 5 lần. Trong số các tù nhân của trại, số lượng và tỷ lệ thành phần trí thức đang tăng với tốc độ nhanh nhất. Thông tin liên quan đến xu hướng và hậu quả của việc bỏ tù đối với giới trí thức bắt nguồn từ việc kết luận của [[Viktor Zemskov]] từ tập hợp dữ liệu về hoạt động tù nhân trong trại tù.
 
===Gulag thời kỳ đầu Stalin (1929-19311934)===
Gulag là một cơ quan quản lý giám sát các trại; cuối cùng tên này được sử dụng cho các trại sau này. Sau khi Lenin qua đời vào năm 1924, Stalin đã nắm quyền kiểm soát chính quyền và bắt đầu hình thành hệ thống gulag. Trước khi tạo ra Gulag trong Liên Xô, việc quản lý hầu hết các nơi giam giữ được giao cho Ban thi hành án thuộc Bộ Dân ủy Tư pháp và Tổng cục Lao động cưỡng chế thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ.
 
Dòng 78:
 
Mặc dù những quá trình tái định cư khổng lồ này đã thành công trong việc thu hút một lượng lớn lực lượng lao động cưỡng bức tiềm năng ở nơi cần đến họ, nhưng đó là tất cả những gì nó đã làm thành công. "Những người định cư đặc biệt", như chính phủ Liên Xô gọi họ, đều sống với khẩu phần thiếu thốn, và nhiều người chết đói hoặc chết bệnh trong các trại, nhiều người đã cố gắng trốn khỏi trại. Điều này dẫn đến việc chính phủ phải chia khẩu phần ăn cho một nhóm người mà họ hầu như không được sử dụng, và chỉ gây tốn kém tiền bạc của chính phủ Liên Xô. OGPU nhanh chóng nhận ra được vấn đề, và bắt đầu cải cách quá trình dekulakisation. Để giúp ngăn chặn hàng loạt người trốn thoát, OGPU bắt đầu tuyển dụng những người dân tại địa phương để giúp ngăn chặn những người cố gắng bổ trốn và thiết lập các trạm kiểm soát xung quanh các lối thoát phổ biến. OGPU cũng đã cố gắng nâng cao điều kiện sống trong các trại này để khuyến khích mọi người không tìm cách trốn thoát và Kulaks được hứa rằng họ sẽ lấy lại quyền công dân của mình sau 5 năm. Ngay cả những bản sửa đổi này cuối cùng cũng không giải quyết được vấn đề, và quá trình dekulakisation là một thất bại trong việc cung cấp cho chính phủ một lực lượng lao động cưỡng bức ổn định.
===1934-1941===
===Trước Thế chiến II===
Tháng 10/1934, Tổng cục Trại được đổi tên thành Tổng cục các trại, khu định cư lao động và nơi giam giữ (Главное управление лагерей, трудпоселений и мест заключения). Sau đó Tổng cục được đổi tên hai lần nữa và vào tháng 2 năm 1941, nó được đổi tên thành Tổng cục các trại lao động cải huấn và di dân NKVD Liên Xô (Главное управление исправительно-трудовых лагерей и колоний НКВД СССP).
 
Số lượng tù nhân tăng lên đáng kể do kết quả của Đại khủng bố năm 1937-38. Sau khi phê duyệt lệnh NKVD số 00447 ngày 31.07.37, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Toàn Liên bang (bolshevik) đã yêu cầu Hội đồng Dân ủy Liên Xô phân bổ cho NKVD 75 triệu rúp từ quỹ dự trữ để thực hiện các chiến dịch đại quy mô. Trong đó 25 triệu để trả cho việc vận chuyển tù nhân loại hai bằng đường sắt và 10 triệu để xây dựng các trại mới. Các tù nhân được đưa đến các dự án xây dựng lớn đã có Gulag, để xây dựng các trại mới hoặc làm việc trong ngành công nghiệp lâm nghiệp. Lệnh của NKVD số 00447 ngày 31.07.37 cũng cung cấp cho các [[Bộ ba Dân ủy Nội vụ|troikas NKVD]] xem xét các trường hợp bị kết án đã ở trong các trại Gulag. Theo quyết định của các troikas này, gần 28,000 tù nhân trong trại đã bị xử bắn.
 
Trong năm 1939-1941, số lượng tù nhân Gulag đã tăng lên đáng kể do những người bị bắt từ các vùng lãnh thổ mới Liên Xô và những người bị kết án vì những tội danh mới. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1939, các trại Gulag, di dân và nhà tù giam giữ gần 1,990,000 tù nhân. Đã có 1,290 ,000 người (bao gồm 107,000 phụ nữ và khoảng 440,000 người bị kết án về các hoạt động phản cách mạng) trong các trại cải tạo lao động. Tính đến tháng 1 năm 1941, khoảng 2,9 triệu người đã bị giam giữ trong các trại, di dân và nhà tù ở Liên Xô, và 930,000 người khác bị trục xuất.
====1939-1941====
Vào trước Chiến tranh thế giới thứ hai , các tài liệu lưu trữ Liên Xô cho thấy tổng tù nhân trong trại và khu di cư lên tới 1,6 triệu người năm 1939, theo V.P. Kozlov. [[Anne Applebaum]] và [[Steven Rosefielde]] ước tính rằng 1,2 đến 1,5 triệu người đã ở trong các trại tù và khu di cư hệ thống Gulag khi chiến tranh bắt đầu.
 
Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến thứ hai ở châu Âu, Liên Xô xâm lược và sáp nhập các phần phía đông của Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan. Năm 1940, Liên Xô chiếm Estonia, Latvia , Litvia, Bessarabia (nay là Cộng hòa Moldova) và Bukovina. Theo một số ước tính, hàng trăm nghìn công dân Ba Lan và cư dân của các vùng đất bị thôn tính khác, bất kể nguồn gốc dân tộc của họ, đều bị bắt và bị đưa đến các trại Gulag. Tuy nhiên, theo số liệu chính thức, tổng số bản án cho các tội danh chính trị và chống nhà nước (gián điệp, khủng bố) ở Liên Xô trong giai đoạn 1939–41 là 211,106.
===Trong Thế chiến II===
 
Khoảng 300,000 tù nhân chiến tranh Ba Lan đã bị Liên Xô bắt giữ trong và sau "[[Liên Xô tấn công Ba Lan|Chiến tranh phòng thủ Ba Lan]]". Hầu như tất cả các sĩ quan bị bắt và một số lượng lớn binh lính bình thường sau đó đều bị sát hại (xem vụ [[thảm sát Katyn]]) hoặc bị đưa đến Gulag. Trong số 10,000–12,000 người Ba Lan được gửi đến Kolyma trong năm 1940–41, hầu hết các tù nhân chiến tranh, chỉ 583 người đàn ông sống sót, được thả vào năm 1942 để gia nhập Lực lượng Vũ trang Ba Lan ở phía Đông. Trong số 80,000 người di tản khỏi Liên bang Xô viết của Tướng Anders tập trung ở Anh, chỉ có 310 người tình nguyện trở về Ba Lan do Liên Xô kiểm soát vào năm 1947.
 
Tính đến tháng 1 năm 1941, khoảng 2,9 triệu người đã bị giam giữ trong các trại, di dân và nhà tù ở Liên Xô, và 930,000 người khác bị trục xuất.
 
===1941-1945===
Sau khi [[Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại]] bùng nổ, số lượng tù nhân Gulag đã giảm mạnh vào nửa cuối năm 1941 do các vụ thả sớm hàng loạt. Điều này đặc biệt là do cuộc sơ tán hàng loạt các khu di dân và trại vào năm 1941. Trong một báo cáo năm 1944, [[Viktor Grigorievich Nasedkin]], người đứng đầu Gulag, báo cáo rằng 27 trại và 210 khu di dân phải được sơ tán. Vào tháng 7 năm 1941, Tổng cục trưởng GULAG Viktor Nasedkin và Phó Ủy viên Nhân dân Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô [[Vasily Vasilyevich Chernyshev]] báo cáo với [[Lavrenty Beria]] rằng do thiếu toa xe lửa, khoảng 20,000 tù nhân từ Tây Belarus phải sơ tán bằng đường bộ. Liên quan đến những khó khăn của cuộc di tản mà Nasedkin và Chernyshov đã đề nghị vào tháng 7 năm 1941, Beria cho khoảng 100 nghìn tù nhân (bị kết án về tội nhỏ có gia đình, phụ nữ có thai, phụ nữ có con nhỏ, trẻ vị thành niên, người tàn tật) không được di tản, và thả tự do (và những người được thả ở độ tuổi phù hợp để được nhập ngũ). Beria đồng ý với đề xuất và ghi chú rằng ông sẽ trình lên Hội đồng Dân ủy để xem xét.