Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tấm Cám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 156:
Học giả [[Dumoutier]] có sưu tầm được một dị bản, cũng ở [[Bắc Ninh]], có lẽ xuất phát từ nguồn gốc thần tích về Ỷ Lan.
 
Vào cuối thời [[Hùng Vương]], có một người tên là Đào Chí Phẩm ở làng Lãm-sơn, huyện Quế Dương (Bắc Ninh), vợ sinh được một con gái là Tấm rồi mất. Đào Chí Phẩm lấy vợ sau là Thị Cao sinh được Cám. Khi chồng chết, Thị Cao bạc đãi con ghẻ. Các tình tiết bắt cá, nuôi bống, ăn thịt bống, nhặt xương bống chôn dưới gầm giường, và đổ lẫn các giống hạt bắt nhặt (ở đây là các giống đỗ) v.v... đều đại khái giống với các truyện Tấm Cám đã kể. Khi [[Phật|Bụt]] mách cho Tấm đào những lọ dưới chân giường, Tấm đào được trong lọ một cô gái hầu, các lọ kia là áo giày và ngựa (nhưng về sau không thấy cô gái hầu xuất hiện trong các tình tiết kế tiếp). Do chiếc giày của Tấm đánh rơi khi đi xem hội, mà hoàng tử tìm được Tấm. Thấy nàng đẹp, hoàng tử muốn lấy làm vợ, Tấm bảo về hỏi người mẹ ghẻ. Hoàng tử phái quan đến hỏi, Thị Cao thuận gả nhưng đến ngày cưới lại bảo Tấm đi chơi xa, rồi lấy áo quần Tấm mặc cho Cám, đưa Cám vào cung. Tấm về thất vọng nhảy xuống giếng [[Tự sát|chết]]. Hồn Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung. Thấy Cám giặt áo cho hoàng tử, chim cũng dặn không được phơi bờ rào ''"rách áo chồng tao"''. Nghe nói thế, hoàng tử biết mẹ con Thị Cao lừa gạt, bèn hỏi chim: ''- "Có phải vợ anh chui vào tay áo"''. Chim bay ngay vào tay áo.
 
Truyện không nói đến những hành vi độc ác của Cám và mấy lần tái sinh của Tấm mà cho rằng Cám thấy chim, biết đó là chị nó thì sinh ra hối hận, bèn nhảy xuống [[giếng]] chết. Dumoutier còn cho biết, người ta thờ chung cả hai cô vào một đền ở [[Lãm Sơn]]. Những lúc có hạn hán, dân làng đến đây cầu đảo thường nghiệm.
 
== Nhận định về Tấm Cám ==