Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc hành tạp lục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nhận xét: viết hoa tên riêng, replaced: nguyễn → Nguyễn using AWB
Dòng 37:
*Không nên lấy gì làm lạ khi thấy trong những bài thơ nói về quần chúng, sau khi đặt cái "tôi" trữ tình ra ngoài cuộc để dễ miêu tả, Nguyễn Du thường nhập chúng trở lại rồi liên hệ với bản thân mình. Như trong ''Thái Bình mại ca giả'', dù ở cương vị một ông Chánh sứ, Nguyễn Du vẫn không ngại vạch đôi chỗ trái ngược giữa cuộc sống của ông già mù với những kẻ như mình, được tiếp đãi long trọng. Như trong bài ''Sở Kiến hành'', trước "nỗi cực nhọc ngồi chờ chết" của mấy mẹ con người nông dân nọ, Nguyễn Du lại vẽ ra cái hình ảnh "no nê thừa mứa" của đoàn sứ bộ...
*Các hình tượng nhân vật đối lập cứ xuất hiện theo thế song song tương phản, thành từng cặp không rời. Như hình ảnh Khuất Nguyên ôm "tấm lòng cô trung" chìm xuống đáy sông đi liền với hình ảnh một bọn người "ngựa xe vênh váo"; như cái chết oan uổng của ba nhân vật hào hiệp là [[Kinh Kha]], ''Điền Quang'', ''Phàn Ô Kỳ'' được đặt bên khung ảnh "vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi" nơi kinh đô [[Hàm Dương]]; như bên cạnh tượng [[Nhạc Phi]] có tượng [[Tần Cối]]; và nỗi oan không được cởi của nàng [[Dương Quý Phi]] bên cái hình ảnh "phỗng đứng" của cả một triều đình [[nhà Đường]].
*Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói, bài thơ ''Phản Chiêu hồn'' trong ''Bắc hành tạp ngâm'', là một tiếng kêu của nguyễnNguyễn Du đột ngột bật lên giữa cả một chuỗi suy nghĩ trầm trầm trong thơ chữ Hán. Đây quả là cao độ của một tiếng nấc, của một bế tắc, của một bi kịch và chưa ở đâu sự bi phẫn và đau thương dồn lên cao vút như ở bài Phản chiêu hồn.<ref>Bàn đến thi phẩm ''Phản Chiêu hồn'', nhà thơ Xuân Diệu viết: Có thể nói, trong ''Bắc hành tạp lục'', không còn là chuyện nước nước Sở, [[Tần (nước)|nước Tần]] nữa; mà là chuyện khắp nơi, chuyện của thời đại này. Như trong bài ''Phản chiêu hồn'', Nguyễn Du bi phẫn đến nỗi bảo với hương hồn Khuất Nguyên thôi chớ về thăm cõi trần nữa, hãy đi luôn về thái hư thái cực, vì cõi đời này "cát bụi nhớp cả quần áo" và bọn quan lại, thì: "Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc - Mà xét thịt người nhai ngọt xớt" (''Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập I''. Nhà xuất bản Văn học, 1981, tr. 110). Và GS. Trương Chính cũng đã có ý kiến: Lời thơ trong bài ''Phản chiêu hồn'', sôi nổi mà đầy oán hận, không ra vịnh sử hoài cổ. Vì nếu thế thì giọng phải điềm tĩnh hơn, buồn man mác hơn, chứ đâu có cái áo não thắt ruột, thắt gan đến thế. Vì vậy, nếu giải thích như các ông [[Trần Trọng Kim]], [[Đào Duy Anh]] cho rằng tâm sự Nguyễn Du là tâm sự của một bầy tôi phải thờ hai vua thì chẳng những không có căn cứ chắc chắn, mà còn làm xóa mờ tính chất hiện thực và phê phán của bấy nhiêu bài thơ, là không nhìn thấy đó mới là tâm sự sâu sắc nhất của Nguyễn Du." (''Thơ chữ Hán Nguyễn Du'', sách đã dẫn, tr. 41-43).</ref>
 
==Chú thích==