Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại cử tri Đoàn (Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 64208368 của 2001:EE0:45FC:F960:EC17:B683:A33F:D393 (thảo luận) Nhận xét một chiều (mobileUndo)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 64208808 của DHN (thảo luận)chỉ trích thì phải có cả ủng hộ nữa
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại
Dòng 35:
Lẽ tự nhiên của tiến trình bầu cử và sự phức tạp của nó đã gặp một số ý kiến chỉ trích. Có nhiều người đã nêu lên những phương cách khác thay thế để bầu chọn tổng thống. Vấn đề này lại được đem ra bàn cãi theo sau kỳ Bầu cử Tổng thống năm 2000 khi ứng cử viên Đảng Dân chủ là [[Al Gore]] giành đa số phiếu phổ thông nhưng lại thất bại giành đa số phiếu của đại cử tri đoàn.
 
Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều nhất phiếu đại cử tri thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn. Đây được gọi là nguyên tắc "Được ăn cả, ngã về không" (the winner takes all). Điều này khiến cho về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử (28/55 ở California, 18/34 ở Texas, 16/31 ở New York, 14/27 ở Florida, 11/21 ở Illinois, 11/21 ở Pennsylvania, 11/20 ở Ohio, 9/17 ở Michigan, 8/15 ở Georgia, 8/15 ở Bắc Carolina và 8/15 ở New Jersey - Tổng số phiếu đại cử tri ở 11 bang này là 271/538 phiếu, đủ để trở thành Tổng thống). Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đã xuất hiện 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó, tuy vậy những lá phiếu này đều không làm ảnh hưởng tới kết quả bầu cử cuối cùng. Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết.<ref>http://www.snopes.com/2016/11/11/the-electoral-college-and-the-popular-vote/</ref>
 
William C. Kimberling, Phó Giám đốc Văn phòng Quản lý Bầu cử đưa ra những lý do cho thấy rằng Hoa Kỳ cần duy trì hệ thống bầu cử Cử tri đoàn để đảm bảo sự công bằng cho các cuộc bầu cử Tổng thống. Thứ nhất, hệ thống Cử tri đoàn góp phần củng cố sự gắn kết của đất nước bằng cách yêu cầu một ứng viên phải ''phân bổ'' sự ủng hộ của dân chúng dành cho họ để được bầu làm tổng thống. Họ chỉ ra rằng nếu không có cơ chế như vậy, việc lựa chọn tổng thống sẽ chỉ được quyết định ở các khu vực đông dân của đất nước, hoặc ở những vùng đô thị, trong khi các khu vực ít dân và các vùng nông thôn sẽ không có tiếng nói gì. Những ý kiến ủng hộ cũng chỉ ra rằng, hệ thống Cử tri đoàn giúp nâng cao vị thế của các nhóm thiểu số trên toàn quốc. Phiếu bầu của các nhóm thiểu số trong một bang có thể tạo ra sự khác biệt trong việc một ứng viên giành được tất cả các phiếu đại cử tri của bang đó hoặc không giành được phiếu đại cử tri nào. Và vì các nhóm thiểu số ở Hoa Kỳ thường tập trung ở những bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất, họ là đối tượng đặc biệt mà các ứng cử viên không thể bỏ qua. Do đó, việc thay đổi sang hình thức bầu cử trực tiếp sẽ gây tổn hại đến lợi ích của các nhóm thiểu số vì phiếu bầu của họ sẽ bị đa số phiếu phổ thông áp đảo. Những người ủng hộ lập luận thêm rằng hệ thống Cử tri đoàn góp phần vào sự ổn định chính trị của quốc gia bằng cách khuyến khích và duy trì hệ thống hai đảng ở Hoa Kỳ <ref>https://www.gilderlehrman.org/sites/default/files/inline-pdfs/Arguments%20for%20the%20Electoral%20College_0.pdf</ref>.
 
== Xem thêm ==