Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Georges Pompidou”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
Năm 1962, de Gaulle bổ nhiệm ông giữ chức Thủ tướng Pháp. Ông đảm nhiệm chức vụ này trong vòng 6 năm, trở thành người điều hành [[Dinh thự Matignon]] lâu nhất lịch sử [[Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp]]. Là người quan tâm tới hiện đại hóa với tầm nhìn dài hạn, ông là người khởi xướng hàng loạt công trình có ý nghĩa chiến lược (thành lập Ủy ban quy hoạch vùng DATAR, xây dựng sân bay quốc tế "[[Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle|Paris]]", mở rộng mạng lưới đường cao tốc, thành lập các khu trượt tuyết,...), cũng như thực hiện kế hoạch khoa học Calcul và dự án máy bay siêu thanh [[Concorde]]. Đồng thời, ông cũng tái thành lập [[Lực lượng cảnh sát quốc gia (Pháp)|Lực lượng cảnh sát quốc gia]] và Cơ quan quốc gia về việc làm (ANPE). Pampidou cũng là người trực tiếp chủ trì cuộc họp dẫn tới "Thỏa thuận Grenelle" chấm dứt [[Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968|khủng hoảng tháng 5 năm 1968]]. Sau khi [[Maurice Couve de Murville]] thay thế ông làm Thủ tướng Pháp vào năm 1968, ông trở về làm dân biểu tỉnh [[Cantal]]. Ông sau đó tuyên bố tham gia ứng cử chức Tổng thống Pháp nếu cuộc trưng cầu dân ý thay đổi Hiến pháp Pháp năm 1969 thất bại.
 
Sau khi de Gaulle buộc phải từ chức sau thất bạivới cuộc trưng cầu dân ý năm 1969 thất bại, Pampidou đánh bại ứng cử viên [[Alain Poher]] với 58,21 % số phiếu ở vòng 2 và trở thành [[Tổng thống Pháp|Tổng thống]] thứ 19 của nền Cộng hòa Pháp. Ông tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa de Gaulle và bổ nhiệm [[Jacques Chaban-Delmas]] làm Thủ tướng sau đó. Tuy nhiên, không hài lòng về hiệu quả cuộc cải cách "Xã hội mới", ông thay thế Delmas bằng chính trị gia bảo thủ [[Pierre Messmer]], giúp đảng của ông giành chiến thắng tại cuộc bỏ phiếu lập pháp tiếp theo vào năm 1973.
 
Tiếp đà hồi sinh hậu chiến tranh [[Trente Glorieuses]] của nước Pháp, Pampidou mạnh tay thực hiện các cải cách hiện đại hóa, trong đó có việc đưa máy bay Concorde phục vụ Tổng thống, thành lập các nghiệp đoàn đa ngành nghề, và khai sinh ra [[Train à grande vitesse|hệ thống đường sắt cao tốc]] (TGV). Nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, lương thực, thép, viễn thông, năng lượng hạt nhân, cũng như vũ trụ và an ninh không gian. Ông cũng là người quy ước nên lương tối thiểu (SMIC) và thành lập bộ Môi trường của Pháp. Công tác đối ngoại của ông cũng có nhiều thành tựu, trong đó có việc hâm nóng lại mối quan hệ với [[Hoa Kỳ]] của Tổng thống [[Richard Nixon]] nhưng vẫn khăng khít với [[Liên Xô]] của [[Leonid Ilyich Brezhnev|Leonid Brezhnev]]. Pampidou cũng là một trong những lãnh đạo đầu tiên ký vào hiệp ước tiền tệ của [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]], cũng như chấp thuận [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]] gia nhập vào khối này vào năm 1973.