Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 427:
== Tài chính công ==
[[Tập tin:Giaybac200-1514640852545.jpg|nhỏ|phải|250px|Tiền giấy Việt Nam Cộng hòa có hình Quang Trung]]
Ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn ở trong tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chính là chi tiêu luôn lớn hơn thu ngân sách từ thuế và các khoản chi cho quân sự ngày càng tăng luôn lớn hơn cho chi dân sự. Mức thâm hụt đã tăng từ mức trên 50% một chút trong nửa cuối [[thập niên 1950]] lên gần 70% đầu [[thập niên 1960]] và đến 78,9% vào năm 1968.<ref>Mức thâm hụt tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch thu và chi ngân sách với chi ngân sách trong cùng thời điểm.</ref> Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính quyền đã nỗ lực cải cách hệ thống [[thuế]] nhằm tăng nguồn thu, bán [[dự trữ ngoại hối nhà nước|dự trữ ngoại tệ]] (và kim loại quý) đồng thời [[phá giá]] nội tệ nhằm tăng thu từ [[thuế nhập khẩu]] và tăng mức thu tính bằng nội tệ từ bán ngoại tệ. Khả năng thu thuế của Việt Nam Cộng hòa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Vì nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp với 70% dân số làm nghề nông, nhưng đóng góp của nông nghiệp vào tổng doanh thu thuế lại không đáng kể do ở nông thôn nhân viên chính phủ và cộng sản cạnh tranh thu thuế khiến nông dân bị đánh thuế hai lần. Hầu hết các khoản thu của chính phủ đến từ các loại thuế gián tiếp, đặc biệt là thuế đối với hàng nhập khẩu. Do thu không đủ chi nên Việt Nam Cộng hòa phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp để bù đắp thâm hụt ngân sách đã được áp dụng là vay của Ngân hàng Quốc gia, vay của các [[ngân hàng thương mại]] và bán [[trái phiếu chính phủ|công trái]]. Việc Ngân hàng Quốc gia phải in tiền để tài trợ cho ngân sách trong giai đoạn 1965-1975 khiến nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa chịu mức lạm phát cao. Tuy nhiên viện trợ của Hoa Kỳ và hiệu quả của việc tăng trần lãi suất tiền gửi và phá giá đồng Việt Nam vào năm 1970 giúp Việt Nam Cộng hòa tránh được siêu lạm phát. Lạm phát được xem là hậu quả của việc phát hành tiền tệ do tình thế chứ không phải là chính sách tiền tệ của Việt Nam Cộng hòa nhưng nó đã trở thành công cụ duy nhất của Việt Nam Cộng hòa để chuyển các nguồn lực từ tư nhân sang chính phủ.<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/business-55533797 Kinh tế VN: Từ 1970 VNCH dùng lạm phát để hỗ trợ tài chính công], Phạm Đỗ Chí, BBC Tiếng Việt, 4 tháng 1 2021</ref>
 
Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm thấp nhất, 1959, là 41%. Năm cao nhất, 1968-1969, là 66%. Chi tiêu dân sự có tới 89% là chi trả lương cho đội ngũ [[công chức]] và quân nhân trong chính phủ.<ref>[[Nguyễn Văn Hảo]] (1972), ''Diễn biến kinh tế tại Việt Nam 1955 - 1970'', Tuần san Phòng Thương mại và Công kỹ nghệ Sài Gòn, số 732, ngày 31 tháng 3 (được Đặng Phong (2004) dẫn lại tại trang 371).</ref>