Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
Giai đoạn 1948-9 là thời gian chờ thủ tục sáp nhập với hai miền còn lại thành [[Quốc gia Việt Nam]], xứ Nam Kỳ đổi gọi chính thể là '''Cộng-hòa Nam-phần Việt-nam''' (République du Sud-Viêtnam) để hợp thức hóa.
===Nhượng địa (1868 - 1945)===
* ''Theo các thỏa ước năm 1867, triều đình [[An Nam]] tương nhượng từ một phần tới hoàn toàn [[Nam Kỳ]] cho [[Đế quốc Thực dân Pháp]]. Khu vực thành hưởng quy chế lĩnh thổ trực trị duy nhất của [[Cộng hòa Pháp]] tại [[Đông Nam Á]], theo mô hình [[Bắc Ireland]], công dân [[Nam Kỳ]] hưởng đặc quyền cao hơn các thành viên khác trong [[Liên bang Đông Dương]], nhưng chưa phải công dân [[Pháp]] chính thức.''
 
Nam Kỳ là vùng mới khai hoang có những đặc thù lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, tâm lý, phong tục... khác hoàn toàn Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ là thuộc địa do người Pháp trực trị với một hệ thống luật pháp khác hệ thống được áp dụng tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ngoại trừ chung nhau cơ chế quản lý và vận hành giáo dục. Tại Nam Kỳ không tồn tại bộ máy hành chính của triều đình Huế như ở Bắc và Trung Kỳ, cũng không áp dụng các bộ luật như tại Bắc-Trung Kỳ.
 
Hàng 16 ⟶ 17:
 
Trước năm 1945, ở Nam Kỳ đã có những cá nhân và tổ chức vận động, tuyên truyền đòi người Pháp mở rộng quyền tự trị cho người Việt như [[Đảng Lập hiến Đông Dương]]<ref>ĐẢNG LẬP HIẾN ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG Ở NAM KỲ (1923 - 1939), Mai Thị Mỹ Vị, TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015</ref>. Các cuộc vận động này do tầng lớp trung lưu và thượng lưu chủ xướng. Sau năm 1945, ý tưởng chính trị này vẫn còn tồn tại<ref>R. B. Smith, Bùi Quang Chiêu and the Constitutionalist Party in French Cochinchina, 1917-30, Modern Asian Studies, Cambridge University, London, III, 2 (1969), pages 131-150</ref>.
 
===Thuộc địa (1945 - 1946)===
* ''Sau đảo chính mồng 09 tháng 03, [[Đế quốc Nhật Bản]] mặc nhiên thừa nhận [[Nam Kỳ]] là một phần [[Đế quốc Việt Nam]], tuy nhiên chính phủ [[Đế quốc Việt Nam]] chưa kịp đặt định hệ thống hành chính thì đã cáo chung. Sau đó, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] lập cơ chế hành chính sơ khai tại [[Sài Gòn]] được non một tháng thì liên quân [[Anh]]-[[Pháp]] tái chiếm. [[Cộng hòa Pháp]] được [[Đồng Minh]] cho toàn quyền quyết định số phận khu vực này, chính phủ [[Pháp]] tạm thời ủy thác chế độ quân quản để tiến tới lập một chính thể ngang hàng với [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Đây là giai đoạn quá độ, [[Nam Kỳ]] vừa là thuộc địa [[Pháp]] vừa là thuộc địa [[Việt Nam]], nghĩa là không tồn tại chính quyền chính thức, mọi hoạt động kiểm soát đều do cơ quan công an ([[Việt Minh]]) sau đó là quân sự ([[Pháp]]).''